Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập của Tập đoàn Vingroup, VietnamFinance điểm lại 4 dấu mốc về hành trình phát triển của Vingroup dưới sự dẫn dắt của ông Phạm Nhật Vượng.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: “Anh hùng thiện nguyện châu Á”, đã góp hơn nửa tỷ USD làm từ thiện qua Quỹ Thiện Tâm
Theo website của Quỹ Thiện Tâm, tính đến hiện tại, Vingroup đã thông qua quỹ để thực hiện 50 chương trình từ thiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau với ngân sách 12.926 tỷ đồng.
Cuối tuần qua, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã đón hàng loạt tin vui khiến cho cổ phiếu VIC tăng nóng ngay trong phiên đầu tuần. Theo đó, hồ sơ đăng ký theo mẫu F-4 của VinFast liên quan đến giao dịch hợp nhất kinh doanh với Black Space đã được Ủy Ban Chứng khoán Mỹ công bố hiệu lực vào ngày 28/7 và VinFast dự kiến sẽ niêm yết vào tháng 8 năm nay theo đúng tiến độ đề ra.
Trước đó, VinFast đã chính thức khởi công nhà máy sản xuất xe điện tại Mỹ. Đây sẽ là cơ sở sản xuất xe điện đầu tiên tại Bắc Carolina, đồng thời là dự án phát triển kinh tế lớn nhất trong lịch sử bang cho đến thời điểm hiện tại.
Với việc tiếp tục tăng trần trong phiên sáng ngày 1/8, vốn hoá Vingroup hiện đã tăng lên đạt hơn 210.000 tỷ đồng. Còn giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng tăng thêm khoảng 7.000 tỷ đồng.
Không chỉ có cổ phiếu “toả sáng”, theo công bố BCTC hợp nhất 6 tháng đầu năm 2023, ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 7.900 tỷ đồng, tăng 128% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi, bao gồm doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản ghi nhận vào thu nhập tài chính đạt 102.530 tỷ đồng, tăng 112% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong tuần qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 849 chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên, TP. Hải Phòng (Vinpearl Golf Hải Phòng ). Theo đó, Vingroup được đồng ý tăng gấp 3 lần vốn đầu tư vào dự án đảo Vũ Yên (Hải Phòng) lên 2,4 tỷ USD.
Không chỉ là điểm sáng trong kinh tế, ông Phạm Nhật Vượng cùng với Vingroup còn được biết đến là một trong những đơn vị từ thiện tích cực, có nhiều hoạt động đóng góp cho sự phát triển xã hội.
Đầu tháng 7 vừa qua, Vingroup đã công bố thành lập Quỹ “Vì tương lai xanh” với sứ mệnh thúc đẩy những hành trình xanh trên mặt đất, dưới đại dương, trong bầu khí quyển, nâng cao nhận thức của cộng đồng, thúc giục từng cá nhân hành động ngay từ hôm nay vì ngày mai xanh cho các thế hệ tương lai. Theo đó, VinFast sẽ trích 1 triệu đồng cho mỗi xe ô tô bán ra vào Quỹ “Vì tương lai xanh”. Ngoài ra, công ty GSM cũng cam kết trích 1.000 đồng cho mỗi cuốc xe taxi xanh đóng góp cho các hoạt động của quỹ.
Trước đó, Vingroup đã thành lập Quỹ Thiện Tâm (Kind Heart Foundation). Quỹ được thành lập từ tháng 10/2006, hoạt động vì mục đích nhân đạo, từ thiện, nhằm “chuyển tải một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất tấm lòng của người Vingroup đến với cộng đồng”.
Tháng 12/2008, Quỹ Thiện Tâm là cổ đông chính thành lập nên Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF), đây là mô hình đào tạo cầu thủ bóng đá trẻ chuyên nghiệp, được đánh giá thuộc nhóm tốt nhất cả nước. Tháng 2/2021, Quỹ Thiện Tâm quyết định trao tặng lại toàn bộ Trung tâm bóng đá PVF cho Tập đoàn Giáo dục Văn Lang.
Tháng 10/2009, Quỹ Thiện Tâm thành lập Trung tâm Từ thiện và Hướng nghiệp Phật Tích là nơi nuôi dưỡng người già không nơi nương tựa và các em nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn.
Trong giai đoạn cả nước ứng phó với đại dịch COVID-19, vai trò của Tập đoàn Vingroup và Quỹ Thiện Tâm càng được nhiều người biết đến. Năm 2020, ông Phạm Nhật Vượng đã góp 77 triệu USD thông qua Quỹ Thiện Tâm để tài trợ cho các chương trình thiện nguyện trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế. Trong đó, 55 triệu USD được sử dụng vào hoạt động cứu trợ COVID-19.
Ông Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes vinh danh trong danh sách “anh hùng thiện nguyện châu Á”. Năm 2021, Tập đoàn Vingroup và Quỹ Thiện Tâm tiếp tục ủng hộ tích cực về cả tiền mặt, vật chất và tinh thần đối với công tác chống dịch và công tác thiện nguyện.
Tổng giá trị mà Vingroup đã tài trợ cho hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam đã lên tới hơn 2.287 tỷ đồng, bao gồm: Tài trợ 4 triệu liều vaccine, trị giá gần 500 tỷ đồng; hỗ trợ khẩn cấp hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh trang thiết bị y tế giá trị khoảng hơn 30 tỷ đồng; tài trợ 20 tỷ đồng để nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19 “Made in Vietnam” COVIVAC, tài trợ cho 3 dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch COVID-19; tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch, sản xuất và trao tặng hàng ngàn máy thở cho Bộ Y tế và các nước bạn; tặng Bộ Y tế 30 máy xét nghiệm COVID-19 qua hơi thở và vật tư tiêu hao phục vụ cho 2 triệu mẫu test giá trị hơn 460 tỷ đồng (tương đương 20 triệu USD)…
Bên cạnh đó, Vingroup cũng có nhiều giải pháp giúp đỡ khách hàng, đối tác kinh doanh trong quãng thời gian bị ảnh hưởng nặng do nhu cầu yếu và hạn chế mở cửa.
Không chỉ hỗ trợ lớn cho người dân, đối tác trong nước kịp thời, Tập đoàn Vingroup cũng góp phần giúp Việt Nam ghi điểm với cộng đồng quốc tế khi chung tay chia sẻ khó khăn của nhiều nước. Trong thời điểm cả thế giới căng thẳng, khắp nơi có lệnh phong tỏa, đóng cửa biên giới và ngưng tất cả chuyến bay trong tháng 3, nhiều du khách Ukraine cũng bị mắc kẹt tại Việt Nam và đường bay thẳng giữa Việt Nam đến Ukraine lại không có, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã thuê riêng máy bay Boeing 787 Dreamliner của Vietnam Airlines để đưa miễn phí khách Ukraine mắc kẹt ở Việt Nam về nước, đồng thời đón công dân Việt ở Ukraine trở về trong bão dịch COVID-19…
Theo website của Quỹ Thiện Tâm, tính đến hiện tại, Vingroup đã thông qua quỹ để thực hiện 50 chương trình từ thiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau với ngân sách 12.926 tỷ đồng. Trong 17 năm qua, Quỹ Thiện Tâm đã trao 43.400 suất học bổng Vingroup tiếp sức học sinh, sinh viên nghèo vượt khó Hàng nghìn phòng dạy tin học và điện thoại thông minh hỗ trợ thầy trò vùng cao.
Hàng trăm nghìn người nghèo được khám sàng lọc và cấp thuốc miễn phí. Có 11.700 người cao tuổi và học sinh khó khăn được phẫu thuật đục thủy tinh thể và tặng kính mắt miễn phí. Hàng chục nghìn người được trợ cấp sinh hoạt phí hàng tháng 1.000. Hàng trăm nghìn suất quà dành tặng người nghèo được Quỹ thực hiện mỗi năm. Đã có 26.700 hộ nghèo, cận nghèo trên cả nước được hỗ trợ trâu bò giống phát triển sinh kế. 25.200 ngôi nhà tình nghĩa, nhà tình thương trao tặng người nghèo…
Quay trở lại với Quỹ Thiện Tâm, ý nghĩa mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng muốn gửi gắm qua cái tên này là “làm việc Thiện bằng tất cả cái Tâm và tấm lòng nhân ái của mình”. Như lời giới thiệu trên website của quỹ: “Quỹ là cầu nối để truyền tải và lan toả tấm lòng của người Vingroup tới cộng đồng, là lời tri ân mà Tập đoàn Vingroup gửi tới đồng bào và quê hương đất nước”.
Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trân trọng thông báo: Kể từ ngày 28/11/2024, Trung ương Hội chính thức làm việc tại trụ sở mới: Tầng 7, tòa…
Chung tay xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt (2010 – 2018)
Sau tháp đôi 21 tầng Vincom Bà Triệu, Vingroup liên tiếp ra mắt các dự án Vinhomes Royal City (2010) và Vinhomes Times City (2011). Tiếp đó là hàng loạt các dự án khác như Vinhomes Riverside, Vinhomes Nguyễn Chí Thanh, Vinhomes Liễu Giai, Vinhomes Gardania, Vinhomes Greenbay, Vinhomes Skylake… xuất hiện tại Hà Nội, Vinhomes Central Park – với điểm nhấn là tòa nhà cao nhất Việt Nam 81 tầng – The Landmark 81 tại TP. HCM; Vinhomes Imperia Hải Phòng, Vinhomes Dragon Hạ Long, Vinhomes Bắc Ninh, Vinhomes Hà Tĩnh… đã và đang được xây dựng khắp Việt Nam.
Những dự án này không chỉ góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị mà còn là thiết lập mặt bằng tiêu chuẩn sống cao cấp hơn cho người Việt. Bởi trước đây, một cuộc sống đẳng cấp chỉ đơn giản là “nhà cao cửa rộng” thì với sự xuất hiện của các dự án Vinhomes, một tiêu chuẩn mới về đẳng cấp sống đã ra đời.
Song song với thương hiệu Vinhomes, Vinpearl, năm 2012-2013, Vingroup lấn sân sang mảng y tế, giáo dục, với việc ra mắt hệ thống y tế Vinmec, hệ thống giáo dục Vinschool. Đến nay, Vinmec đã có 7 bệnh viện đa khoa quốc tế tại các thành phố lớn. Còn Vinschool liên cấp từ mầm non tới hết bậc THPT. Năm 2018, Đại học VinUni tiếp tục ra đời. Hiện, hệ thống y tế và giáo dục của Vingroup đều hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận.
Trong lĩnh vực tiêu dùng, tập đoàn cho ra mắt chuỗi bán lẻ VinMart, VinMart+ vào năm 2014. Cùng với đó là VinEco – thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Từ 9 siêu thị và cửa hàng tiện ích ra mắt cuối năm 2014, sau hơn 3 năm, đến tháng 5/2018, VinMart và VinMart+ đã trở thành hệ thống bán lẻ có độ phủ sóng lớn nhất Việt Nam với 71 siêu thị và hơn 1.300 cửa hàng tiện ích tại 37 tỉnh thành trên cả nước. VinMart và VinMart+ cũng góp phần giúp VinCommerce có mặt trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng do Brand Finance công bố trong 2 năm liên tiếp (2016 và 2017).
Với hệ sinh thái Vingroup, người dân đã có thể ở trong căn hộ Vinhomes, đi khám bệnh tại Vinmec, theo học tại Vinschool, mua sắm tại Vinmart, nghỉ dưỡng tại Vinpearl và ăn thực phẩm sạch của VinEco.
Dường như Vingroup đã cung cấp những dịch vụ phục vụ nhu cầu sống cơ bản nhất cho người dân. Nhưng không, tập đoàn này vẫn còn “ôm ấp” nhiều tham vọng khác, trong đó có tham vọng gia nhập lĩnh vực công nghiệp nặng với thương hiệu ô tô riêng đầu tiên của Việt Nam – VinFast.
Với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đây là một trong những dự án tâm huyết nhất của ông kể từ khi trở về lập nghiệp từ Đông Âu. Công nghiệp nặng với dự án VinFast đã trở thành mảnh ghép thứ 7 trong hệ sinh thái Vingroup (bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, bán lẻ, giáo dục, y tế, nông nghiệp) nhưng mục tiêu thì vẫn không thay đổi, như cách ông Vượng nói: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho đời”
Ước mơ về chiếc ô tô “made in Vietnam” tưởng chừng như lụi tàn. Nhưng sau 20 năm, nhà máy VinFast được khởi tạo tại Cát Hải, Hải Phòng đã góp phần đưa ngành công nghiệp ô tô Việt bước sang một trang mới. Với diện tích lên tới 335ha, nhà máy VinFast được xây dựng theo quy chuẩn châu Âu với công suất thiết kế 35 xe/giờ. Theo đó, mỗi khu nhà máy có thể sản xuất được 250.000 xe mỗi năm và tăng dần lên thành 500.000 xe/năm.
Những nỗ lực của VinFast đã thành công ghi dấu ấn khi 2 mẫu ô tô điện VF e35 và VF e36 xuất hiện trong buổi “Lễ ra mắt thương hiệu xe điện toàn cầu VinFast” tại Mỹ ngày 18/11/2021. Đây là bước đột phá mang tính lịch sử của VinFast nói riêng và ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam nói chung. Ngoài ra, sự xuất hiện của VinFast tại Triển lãm ô tô Los Angeles (LA Auto Show) 2021 cũng đã đưa Việt Nam trở thành điểm sáng tiềm năng trên bản đồ ô tô thế giới khi giới thiệu đến công chúng quốc tế xe điện thương hiệu Việt.
Đặc biệt, ngày 25/11/2022, VinFast đã tổ chức lễ xuất khẩu lô ô tô điện thông minh đầu tiên, gồm 999 chiếc VF 8 ra thị trường quốc tế. Sự kiện đánh dấu bước tiến đặc biệt của ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam khi lần đầu tiên những sản phẩm ô tô công nghệ do Việt Nam làm chủ và sản xuất – chính thức tiến ra thế giới trong sự đón đợi của người tiêu dùng toàn cầu.
Lần xuất hiện hiếm hoi tại đại hội cổ đông vào tháng 5 vừa qua, ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ: “Nhiều người hỏi tại sao làm VinFast, khi chúng ta phát triển đủ lớn phải có trách nhiệm đóng góp cho đất nước. Câu chuyện không đơn giản là kinh doanh kiếm tiền, mà là đưa 1 thương hiệu Việt Nam lên tầm quốc tế, nếu mà dễ thì đã không ít người làm như vậy”.
30 năm qua, từ nhà sản xuất mì ăn liền, Vingroup đã trở thành “người khổng lồ”trong mọi lĩnh vực từ bán lẻ, bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng đến y tế, giáo dục, nông nghiệp hay hơn thế nữa là sản xuất ô tô. Vingroup ngày hôm nay là một hệ sinh thái toàn diện.