Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014:
Mức đóng bảo hiểm y tế của thân nhân bộ đội là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về mức đóng bảo hiểm y tế như sau:
Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của thân nhân bộ đội tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng.
Cử tri xã Tân Phước, thị xã La Gi phản ánh: Các gia đình có con đi nghĩa vụ quân sự được Nhà nước hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho người thân là cha, mẹ, nhưng các ngành chức năng giải quyết chưa kịp thời, ảnh hưởng đến chính sách hậu phương quân đội. Khi các em xuất ngũ trở về địa phương mua lại thẻ bảo hiểm y tế phải tính lại từ đầu không được hưởng 5 năm liên tục.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: Thông tư số 143/2020/TT – BQP, ngày 8/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ - CP ngày, 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Theo đó, quân nhân có trách nhiệm kê khai đầy đủ thông tin về thân nhân (theo mẫu quy định) nộp cho đơn vị quản lý; đơn vị quản lý có trách nhiệm lập danh sách và đề nghị đến cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) Bộ Quốc phòng để cấp thẻ BHYT cho thân nhân quân nhân. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, BHXH Bộ Quốc phòng thực hiện in, cấp cho thân nhân. Quy trình thủ tục cấp thẻ BHYT đã được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để thân nhân quân nhân được nhận thẻ BHYT kịp thời. Thực tế trong những năm qua tại thị xã La Gi, sau khi các công dân nhập ngũ vào đến đơn vị, đơn vị quản lý thu các tờ khai và lập danh sách đề nghị đến cơ quan Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng để cấp thẻ BHYT cho thân nhân quân nhân. Sau 30 đến 40 ngày thì quân nhân đã có thẻ BHYT từ đơn vị gửi về địa phương và đến tay cha mẹ quân nhân khoảng 50 đến 60 ngày, kể từ ngày công dân nhập ngũ. Tuy nhiên, có một vài trường hợp công dân kê khai tờ khai BHYT sai sót, phải kê khai lại dẫn đến chậm thời gian, có trường hợp gửi về người thân chưa phát hiện lỗi sai mà khi đến cơ sở y tế khám chữa bệnh mới phát hiện sai, nên phải gửi vào đơn vị nhờ sửa lại dẫn đến kéo dài thời gian. Do đó, UBND thị xã đã chỉ đạo UBND các phường, xã chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự phường, xã phối hợp với các ban, ngành liên quan hướng dẫn công dân được phát lệnh gọi nhập ngũ, lập tờ khai tham gia BHYT đúng theo quy định. Kiểm tra kỹ thông tin kê khai để tránh sai sót phải chỉnh sửa, làm lại dẫn đến chậm thời gian thân nhân quân nhân được hưởng quyền lợi BHYT.
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT – BYT – BTC, ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế và tại khoản 5 Điều 12 Nghị định số 146/2018/NĐ – CP, ngày 17/10/2018 của Chính phủ, quy định chi tiết biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế có quy định: “Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước. Trường hợp gián đoạn tối đa không quá 3 tháng”. Như vậy, đối với trường hợp khi các em xuất ngũ về địa phương vẫn được cộng nối thời gian tham gia BHYT liên tục (nếu không gián đoạn quá 3 tháng) và đến cơ quan Bảo hiểm xã hội La Gi để được hướng dẫn, bổ sung hồ sơ cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm y tế. Hồ sơ cụ thể gồm: thẻ BHYT của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng đã cấp, quyết định phục viên hoặc xuất ngũ, thẻ BHYT cấp mới và thẻ căn cước công dân để cơ quan Bảo hiểm xã hội thị xã có căn cứ cộng nối thời gian BHYT liên tục cho đối tượng theo đúng quy định. Trường hợp quân nhân xuất ngũ về địa phương và tiếp tục tham gia BHYT thì phô tô hoặc scan gửi cho đại lý thu, tổ dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, BHYT để bổ sung cho cơ quan bảo hiểm xã hội cộng nối thời gian tham gia BHYT liên tục kịp thời.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Quân nhân (sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ) là đối tượng tham gia BHYT được ngân sách nhà nước đóng BHYT.
Theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Luật BHYT, Điều 10 và Điều 11 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 1/9/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu khi đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT quân nhân được quỹ BHYT thanh toán như sau:
Phạm vi hưởng BHYT: Chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con và chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên.
Ngoài phạm vi được hưởng BHYT nêu trên và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật BHYT thì quân nhân còn được chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh khác bao gồm: thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và các dịch vụ kỹ thuật y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo chỉ định của chuyên môn.
Chi phí khám bệnh, chữa bệnh này được chi trả từ nguồn kinh phí BHYT dành cho khám bệnh, chữa bệnh của quân nhân, trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm.
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với các trường hợp sau:
Khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật BHYT và Điều 15 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP;
Khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện;
Chi phí điều trị nội trú khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương trong phạm vi cả nước;
Chi phí điều trị nội trú khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến Trung ương đối với trường hợp đang công tác hoặc cư trú thường xuyên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, hoặc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hoặc công tác, cư trú tại xã đảo, huyện đảo;
Trường hợp đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương trong phạm vi cả nước.
- 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi được hưởng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương.
Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, phần còn lại của chi phí điều trị nội trú và chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi hưởng BHYT (nếu có) trong trường hợp nêu trên do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Quyền lợi BHYT của thân nhân quân nhân
Phạm vi hưởng BHYT: Chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.
Thân nhân quân nhân khi đi khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật BHYT được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hưởng BHYT với mức hưởng như sau:
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
- 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp khác.
Trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được Quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng như sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi quyền lợi hưởng và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT, không thanh toán đối với trường họp đi khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi quyền lợi hưởng và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT, không thanh toán đối với trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú;
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi hưởng và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT.
Trường hợp đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh được Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi hưởng và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT.
“Điều 9.Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế của các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này bị thu hồi trong trường hợp:
a) Thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, tổ chức cơ yếu;“
Như vậy, khi bạn là bộ đội ra quân; không còn phục vụ trong Quân đội nữa thì không thuộc đối tượng được Ngân sách nhà nước đóng BHYT.
Do đó, bố mẹ của bạn cũng không được hưởng chính sách này. Như vậy, nếu bạn và bố mẹ bạn muốn tham gia BHYT thì có thể tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.