Trường Đại học Fulbright Việt Nam (tiếng Anh: Fulbright University Vietnam) là một trường đại học độc lập với 100% vốn đầu tư nước ngoài dưới sự tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, hoạt động không vì lợi nhuận.[1][2] Trường được chính thức thành lập vào tháng 5 năm 2016.[1] Trụ sở chính của trường được đặt tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
Cách nộp hồ sơ xin học bổng Fulbright
Các tài liệu bắt buộc để có một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:
Đơn dự tuyển trực tuyến: Điền đầy đủ thông tin trên hệ thống.
03 thư giới thiệu: Được viết bởi giáo sư, cấp trên, hoặc người hướng dẫn có thể đánh giá năng lực và tiềm năng của bạn.
Bảng điểm và bằng tốt nghiệp: Từ bậc đại học trở lên (kèm bản dịch nếu không phải tiếng Anh).
Chứng chỉ tiếng Anh hợp lệ: TOEFL iBT, IELTS, TOEFL Essentials, hoặc Duolingo (đảm bảo còn giá trị sử dụng).
Sơ yếu lý lịch (CV): Tóm tắt kinh nghiệm học tập, làm việc, và các hoạt động ngoại khóa.
Lưu ý rằng hồ sơ phải được nộp trước hạn chót và được tải lên hệ thống. Hồ sơ thiếu bất kỳ tài liệu nào sẽ tự động bị loại.
Bạn cần nộp hồ sơ trực tuyến tại: https://apply.iie.org/apply/
Ngoài ra, Hotcourses gửi đến bạn bộ checklist để chuẩn bị hồ sơ và hướng dẫn điền hồ sơ trực tuyến.
Tiêu chí xin học bổng Fulbright là gì?
Để đủ điều kiện nộp hồ sơ, ứng viên cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
Quốc tịch: Là công dân Việt Nam, không mang hai quốc tịch.
Cư trú: Ứng viên phải cư trú tại Việt Nam trong suốt quá trình dự tuyển.
Học vấn: Tốt nghiệp đại học. Đối với các ngành kỹ thuật và khoa học vật lý, ngành học đại học phải tương ứng hoặc liên quan đến ngành học Thạc sĩ mong muốn.
Kinh nghiệm làm việc: Có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc kể từ khi tốt nghiệp đại học (tính đến hạn cuối nộp hồ sơ).
Trình độ tiếng Anh: Có chứng chỉ tiếng Anh hợp lệ với điểm tối thiểu:
Để có thể xin học bổng Fulbright không phải là điều dễ dàng, bởi những tiêu chí đặt ra dành cho các đối tượng là khá cao. Thật ra, Fulbright đánh giá hồ sơ ứng viên dựa trên các tiêu chí rất rõ ràng:
1. Thể hiện mục tiêu học tập rõ ràng và cụ thể:
Trình bày rõ ràng mục tiêu học tập tại Mỹ, khả năng phát triển bản thân, đóng góp cộng đồng và kết nối với mục tiêu tương lai.
Thể hiện qua bài luận và kế hoạch học tập.
2. Kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn phù hợp:
Chứng minh qua các hoạt động học tập, ngoại khóa hoặc công việc.
Không cần là "sếp," nhưng phải thể hiện khả năng dẫn dắt, ảnh hưởng tích cực trong đội nhóm.
4. Cam kết đóng góp cho đất nước:
5. Đóng góp vào sự hiểu biết giữa Việt Nam và Mỹ:
Tham gia các hoạt động giáo dục, trao đổi văn hóa là một lợi thế.
Liên kết với sứ mệnh của Fulbright trong việc tăng cường hiểu biết giữa hai quốc gia.
6. Học lực và trình độ tiếng Anh:
Không yêu cầu GPA hay điểm IELTS/TOEFL cụ thể, nhưng thành tích cao sẽ là lợi thế.
Tiêu chí này không quyết định hoàn toàn, mà cần kết hợp với các yếu tố khác.
7. Đại sứ văn hóa của Việt Nam:
Fulbright đánh giá cao mục tiêu học tập, không quan trọng ứng viên công tác ở đơn vị nào, không phân biệt cơ quan nhà nước hay tư nhân, cũng như không có sự ưu tiên cho tôn giáo hay vùng miền. Đặc biệt, Fulbright còn là một trong ít học bổng không yêu cầu ứng viên tốt nghiệp đại học đạt loại gì hay quy định GPA cụ thể bao nhiêu.
Và ứng viên sẽ không đủ điều kiện ứng tuyển học bổng nếu:
Đã từng nhận học bổng Thạc sĩ Fulbright trước đây.
Đang sinh sống hoặc học tập tại Mỹ hoặc một quốc gia khác.
Có bằng Cử nhân hoặc Thạc sĩ từ trường đại học/cao đẳng Hoa Kỳ trong vòng 3 năm qua.
Là nhân viên (hoặc vợ/chồng/con) làm việc tại Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ trong thời gian làm việc và một năm sau khi nghỉ việc.
Đã nhận học bổng toàn phần cho bậc sau đại học trong vòng 5 năm qua từ bất kỳ nguồn tài trợ nào.
Viết luận xin học bổng - Statement of Purpose (SOP) sao cho “hút”
Viết Statement of Purpose (SOP) là một trong những thử thách lớn nhất khi ứng tuyển du học hay học bổng, nhưng cũng là cơ hội để bạn thể hiện bản thân một cách ấn tượng. Để SOP của bạn thực sự "hút", hãy kể câu chuyện của mình theo cách sinh động và chân thật nhất, cho thấy rõ ràng lý do bạn chọn ngành học, mục tiêu học tập và kế hoạch tương lai.
Mở đầu SOP, thay vì đơn giản giới thiệu bản thân, hãy bắt đầu bằng một trải nghiệm đặc biệt đã để lại ấn tượng sâu sắc trong bạn. Một câu chuyện sống động, như việc bạn lần đầu tiếp xúc với phương pháp giảng dạy sáng tạo ở một trường quốc tế, sẽ giúp bạn ngay lập tức thu hút sự chú ý. Điều quan trọng là bạn không chỉ kể mà phải "show, don't tell" — mô tả chi tiết và để người đọc hình dung rõ ràng về những gì bạn đã trải qua.
Tiếp theo, trong phần thân bài, đừng quên chia sẻ về những dự án hoặc hoạt động mà bạn đã tham gia để phát triển bản thân. Ví dụ về một dự án mà bạn sáng lập để giúp trẻ em vùng sâu vùng xa học tiếng Anh, chính là minh chứng cho năng lực lãnh đạo và cam kết của bạn với cộng đồng. Đây không chỉ là một câu chuyện về công việc, mà là câu chuyện về sự trưởng thành và quyết tâm của bạn.
Kết thúc SOP, hãy chia sẻ mục tiêu và tầm nhìn của bạn một cách rõ ràng và thực tế. Đưa ra kế hoạch cụ thể về cách bạn sẽ áp dụng những gì học được vào thực tế và đóng góp cho ngành học của mình. Sự cam kết và tầm nhìn dài hạn của bạn sẽ là điểm sáng để thuyết phục hội đồng tuyển sinh.
Viết SOP không phải là một công việc dễ dàng, nhưng nếu bạn chuẩn bị thật kỹ, đầu tư thời gian để suy nghĩ, chỉnh sửa và "show" được câu chuyện chân thật của mình, chắc chắn bạn sẽ có một SOP ấn tượng và gây được sự chú ý. Hãy bắt đầu từ những câu chuyện nhỏ, vì mỗi người đều có câu chuyện riêng biệt, và đó chính là điểm mạnh của bạn.
Nếu bạn may mắn vượt qua vòng hồ sơ và vào shortlist mời phỏng vấn, bạn đã thành công nửa chặng đường. Đây là cơ hội thể hiện cá tính, năng lực, và những gì chưa thể hiện hết trong hồ sơ.
Bạn nên tìm hiểu lại và kỹ về học bổng Fulbright và sứ mệnh của chương trình, bao gồm: Đọc lại hồ sơ và bài luận để trả lời chính xác các câu hỏi liên quan; Cập nhật tình hình thực tế ngành học, thể hiện bạn hiểu và sẵn sàng đóng góp sau khi hoàn thành chương trình.
Khi phỏng vấn, bạn nên trả lời ngắn gọn, súc tích và tự tin bảo vệ quan điểm cá nhân. Nếu gặp câu hỏi khó, bạn có thể xin phép người phỏng vấn giải thích thêm hoặc dùng cách trả lời trung dung, khéo léo.
Về trang phục và phong thái, bạn cần ăn mặc lịch sự, kín đáo. Lúc phỏng vấn, luôn giữ lưng thẳng, nhìn thẳng và thể hiện thái độ tích cực, cởi mở. Và cuối cùng là đừng quên cảm ơn và gửi lời chào tôn trọng để gửi gắm lại ấn tượng tốt nhé.
Nói tóm lại, Fulbright không tìm kiếm ứng viên "giỏi nhất" vì bạn xuất sắc, mà vì bạn thực sự phù hợp với mục tiêu và giá trị mà Fulbright hướng đến. Hãy luôn là chính mình và tự tin thể hiện rõ ràng mục tiêu cũng như giá trị bản thân. Chuẩn bị kỹ lưỡng là quan trọng, nhưng đừng để lo lắng cản trở bạn. Nếu bạn thật sự xứng đáng, cơ hội sẽ đến.
Hotcourses chúc bạn thành công!
*Bài viết được viết lại bởi tác giả Võ Quỳnh Hương vào ngày 27/11/2024.
Tầng 2, 105 Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Trường Đại học Fulbright Việt Nam (tiếng Anh: Fulbright University Vietnam) là một trường đại học độc lập với 100% vốn đầu tư nước ngoài dưới sự tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, hoạt động không vì lợi nhuận.[1][2] Trường được chính thức thành lập vào tháng 5 năm 2016.[1] Trụ sở chính của trường được đặt tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngay từ trước khi Bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ vào năm 1995, từ năm 1994 với sự hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Harvard Kennedy (thuộc Đại học Harvard) Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã ra đời (FETP, nay là Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright) của Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard.[3][4] Sau 20 năm tồn tại, trường Fulbright được nâng cấp lên thành Đại học Fulbright, thể hiện sự phát triển sâu rộng của mối quan hệ Việt-Mỹ.[5][6] Lần đầu tiên khái niệm trường Đại học Fulbright Việt Nam được đề cập là trong Tuyên bố chung của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 25/7/2013.[7] Năm 2014, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua khoản ngân sách sáng lập một trường đại học Việt Nam theo mô hình giáo dục khai phóng của Mỹ. [8] Tháng 6 năm 2014, chủ trương thành lập Trường Đại học Fulbright Việt Nam được Chính phủ Việt Nam chấp thuận.[4]
Vào tháng 7/2015 trong chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trường Đại học Fulbright đã nhận được chứng nhận đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh để được xây dựng trên 15 hecta đất tại khu công nghệ cao TP HCM.[7] Ngày 16 tháng 5 năm 2016, giấy phép thành lập trường chính thức được ký.[9]
Chủ tịch Đại học Fulbright, cựu thượng nghị sĩ bang Nebraska Bob Kerrey, cho biết, những người tham gia thành lập trường đã cố gắng để thuyết phục Quốc hội Hoa Kỳ cung cấp ngân khoản cho trường. Cuối cùng Quốc hội Hoa Kỳ đã đồng ý với điều kiện Việt Nam góp vốn tương ứng mà trong trường hợp này bằng việc cấp đất cho trường ở thành phố Hồ Chí Minh.[10]
Năm 2016, Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép thành lập Đại học Fulbright. Ngày 25/5/2016 Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ là ông John Kerry, theo phái đoàn của tổng thống Obama tới Việt Nam, đã tới chủ tọa lễ khởi công Đại học Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh.[11] Năm 2017, Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép hoạt động giáo dục cho Đại học Fulbright.
Trong năm học Đồng kiến tạo (Co-design) 2018-2019, trường tuyển 54 sinh viên.[2][12] Trường được tài trợ bởi quỹ tín thác Sáng kiến đại học Việt Nam (Trust for University Innovation in Vietnam).[11]
Ngày 6/6/2019, chính phủ Mỹ trao tặng cho Đại học Fulbright 2 khoản tài trợ với tổng giá trị là 15,5 triệu Đô la Mỹ. Khoản thứ nhất do Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ có trị giá 7,2 triệu USD giúp đỡ trường đại học Fulbright xây dựng các chính sách thu hút sinh viên theo học và hỗ trợ các thủ tục tài chính, học bổng. Khoản tài trợ thứ hai do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (CEA) sẽ được rót thông qua Quỹ tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV) trị giá 8,3 triệu USD giúp đỡ trường Đại học Fulbright xây dựng và phát triển.[13][14][15][16]
Theo kế hoạch, trong 5 năm đầu sau khi thành lập, trường sẽ mở các cơ sở đào tạo tích hợp:[1]
Tổng vốn đầu tư của Đại học Fulbright trong giai đoạn xây dựng ban đầu dự kiến khoảng 70 triệu USD.[7] Trong giai đoạn đầu, kinh phí hoạt động của trường chủ yếu dựa vào khoản viện trợ 17 triệu USD của chính phủ Hoa Kỳ.[2]
Trường lấy tên của J. William Fulbright - một chính khách, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, người đã khởi xướng hàng loạt các chương trình trao đổi về giáo dục và văn hoá quốc tế.[17]
Năm 2016, báo mạng Zing đặt câu hỏi về việc lựa chọn cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey, người từng "tham gia một vụ thảm sát" trong chiến tranh Việt Nam, làm chủ tịch Trường Đại học Fulbright vừa được mở tại Việt Nam. Gregory L. Vistica viết cho The New York Times hồi năm 2001 rằng: "Trong chiến tranh Việt Nam, Kerrey là một đại úy hải quân và từng tham gia vào một trong những vụ thảm sát đẫm máu ở xã Thạnh Phong của Bến Tre vào năm 1969, giết hại nhiều phụ nữ và trẻ em". Zing sau đó đã đăng lời xin lỗi của Thượng nghị sĩ Kerrey gửi tới họ qua email: "Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh. Tôi xin lỗi một cách chân thành một lần nữa và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại".[18] Bob Kerrey nói ông đã vận động để thành lập trường này từ đầu thập niên 1990 nhưng nay ông "sẵn sàng rút lui".[10]