VTC6 Lên sóng 3 tháng 1 năm 2007; 17 năm trước Định dạng hình 576i (SDTV) 16:91080p (HDTV) 16:9 Khẩu hiệu Bring you the world (2011-2014)Kênh Thông tin - Giải trí dành cho khu vực Bắc Bộ (01/01/2018-nay) Khu vực phát sóng Việt NamToàn cầu (thông qua Internet)

Thí sinh đạt điểm số xuất sắc[]

Một cuộc thi trực tuyến có tên Olympia Online được tổ chức bởi Đài Truyền hình Việt Nam và LG Electronics Việt Nam đã được ra mắt vào năm 2012. Đây là một cuộc thi dưới hình thức trực tuyến với định dạng tương tự Đường lên đỉnh Olympia dành cho những khán giả có mong muốn được trải nghiệm một lần được thi Olympia. Cuộc thi này đã được tái tổ chức lại trên Facebook fanpage của chương trình thay vì trên trang web cho đến cuối năm 2018.

Vào tháng 10 năm 2012, Olympia dành cho học sinh trung học cơ sở được tổ chức bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và LG Electronics Việt Nam đã được ra mắt. Đây là một chương trình hoạt động vì cộng đồng và đã được chia ra thành 2 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên, chương trình đã xây dựng một sân chơi kiến thức dành cho học sinh từ 11 đến 14 tuổi. Chương trình đã bắt đầu từ tháng 10 năm 2012 và kết thúc vào tháng 4 năm 2013, trước khi kết thúc năm học 2012 - 2013, được phát sóng trên kênh truyền hình của các địa phương. Trong giai đoạn thứ hai, chương trình đã trao tặng học bổng cho các em học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Chương trình đã bắt đầu từ tháng 10/2013 và kết thúc vào tháng 7 năm 2014.

Vào ngày 24 tháng 10 năm 2012, Olympia dành cho sinh viên đại học đã được tổ chức bởi LG Electronics Việt Nam. Đây là một sân chơi tri thức trên toàn quốc dành cho các sinh viên có cơ hội tranh tài nghiên cứu khoa học thuộc hai khối ngành Khoa học tự nhiên và Kinh tế. Cuộc thi chung kết đã được tổ chức vào ngày 6 tháng 4 năm 2013.

Một chương trình Olympia phiên bản đặc biệt đã được tổ chức bởi Đài Truyền hình Việt Nam và Tập đoàn Ô tô Trường Hải. Chương trình đã được ghi hình vào ngày 15 tháng 3 năm 2021 và phát sóng vào ngày 2 tháng 4 năm 2021. Chương trình đã được tổ chức tại làng Văn hóa du lịch Plei Ốp, phường Hoa Lư, Pleiku, tỉnh Gia Lai, nhằm hướng tới kỷ niệm 25 năm ngày phát sóng chương trình đầu tiên của kênh giải trí tổng hợp VTV3.

Một chương trình có tên "Ồ! Olym" đã được công chiếu trên nền tảng Youtube. Đây là chương trình được phát dưới dạng đoạn phim ngắn tổng hợp và tóm tắt những khoảng khắc, tiêu điểm nổi bật và đáng chú ý trong cuộc thi đã được công chiếu trước đó. Chương trình đã được phát sóng vào ngày 11 tháng 8 năm 2024.

Ngay trong mùa đầu tiên phát sóng, chương trình đã trở thành một hiện tượng, không chỉ bởi là một trò chơi truyền hình mới sau chương trình Bảy sắc cầu vồng mà còn là một sân chơi bổ ích mà VTV3 dành cho các học sinh từ các trường Trung học phổ thông. Từ khi cuộc thi đầu tiên đã được ghi hình và phát sóng, chương trình đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các khán giả xem truyền hình, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên. Tại trường quay, số lượng cổ động viên của thí sinh tham gia cũng trở nên quá tải, đặc biệt là khi có thí sinh bước vào cuộc thi quý. Số lượng các trường đăng ký cũng quá nhiều nên ban tổ chức đã phải sử dụng phương pháp bốc thăm để chọn ra số trường tham gia và số trường dự bị.[13]

Điều làm nên sự hấp dẫn trong Đường lên đỉnh Olympia không chỉ nằm ở sự sáng tạo mới lạ, độc đáo, mà còn đến từ chính các thí sinh xuất sắc và những câu hỏi hóc búa từ phía chương trình. Có thể coi chương trình là một cuộc thi kiến thức tổng hợp, vì ngay cả các câu hỏi của ban tổ chức cũng đã thể hiện điều này. Đặc biệt hơn, thí sinh muốn chiến thắng trong cuộc thi, trước hết phải có kiến thức khoa học, tư duy độc lập, phản biện nhanh và có bản lĩnh cao để chinh phục đỉnh cao tri thức và vinh quang. Không chỉ có vậy, vòng nguyệt quế còn được trao cho thí sinh chiến thắng, đây cũng chính là ý tưởng từ nhà báo Tạ Bích Loan về biểu tượng vòng nguyệt quế, phần thưởng dành cho những người thắng cuộc, cùng với một suất học bổng với giá trị cực cao sẽ được trao cho thí sinh thắng cuộc trong cuộc thi chung kết.[14] Sự tranh tài của các thí sinh, sự gay cấn trong từng phần thi, sự hóc búa trong từng câu hỏi, cùng với sự duyên dáng, hóm hỉnh trong lối dẫn của người dẫn chương trình đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả và ký ức đẹp trong lòng mỗi thí sinh khi tham gia chương trình.

Cũng kể từ khi Đường lên đỉnh Olympia lần đầu ra mắt, chương trình cũng đã không ít lần nhận phải sự phản đối kịch liệt từ phía báo giới, cho rằng không có đỉnh núi nào có tên là "Olympia" mà chỉ có đỉnh "Olympus". Trải qua một thời gian dài, cái tên Đường lên đỉnh Olympia đã trở nên gần gũi và in sâu vào tâm trí của khán giả nên ban tổ chức đã quyết định vẫn giữ lại cái tên này.[15]

Ngày 7/9/2022, VTV đã chính thức khởi động giải thưởng "VTV Awards 2022 - Ấn tượng VTV"[16] nhằm tìm ra những ứng cử viên sáng giá, có nhiều đóng góp ấn tượng cho các chương trình của VTV trong năm 2022. Trong đó, Đường lên đỉnh Olympia, cụ thể hơn là cuộc thi chung kết Olympia 22, là một trong số 10 chương trình được đề cử hạng mục Chương trình Giáo dục và Trẻ em ấn tượng và vẫn tiếp tục nằm trong số Top 5 có nhiều lượt bình chọn tính đến ngày 9/11/2022[17]. Cho đến hết ngày 30/12/2022, chương trình vẫn tiếp tục là ứng cử viên góp mặt trong danh sách Top 3 có lượt bình chọn nhiều nhất[18]. Cuối cùng, vào ngày 1/1/2023, giải thưởng cho hạng mục Chương trình Giáo dục và Trẻ em ấn tượng đã thuộc về cuộc thi chung kết Olympia 22 nói riêng và chương trình nói chung[19][20].

Ngày 1/11/2024, VTV đã chính thức khởi động giải thưởng "VTV Awards 2024 - Ấn tượng VTV"[21] nhằm vinh danh các cá nhân, tác phẩm xuất sắc phát sóng trên VTV trong suốt một năm. Trong đó, Đường lên đỉnh Olympia, cụ thể hơn là cuộc thi chung kết Olympia 24, là một trong số 10 chương trình được đề cử hạng mục Chương trình Giải trí ấn tượng.[22]

có một bộ sưu tập hình ảnh và phương tiện truyền thông liên quan đến

Thời gian học tại Hogwarts (1991-1997)

Armando Dippet · Albus Dumbledore · Barberus Bragge · Bertie Bott · Carlotta Pinkstone · Dzou Yen · Godric Gryffindor · Hermione Granger · Herpo Gian trá · Helga Hufflepuff · Harry Potter · Montague Knightley · Phillipus von Hohenheim · Roderick Plumpton · Rowena Ravenclaw · Ronald Weasley · Salazar Slytherin

Alberic Grunnion · Alberta Toothill · Andros Vô địch · Artemisia Lufkin · Blenheim Stalk · Bowman Wright · Chauncey Oldridge · Circe · Cliodna · Crispin Cronk · Cyprian Youdle · Daisy Dodderidge · Derwent Shimpling · Donaghan Tremlett · Dunbar Oglethorpe · Dymphna Furmage · Elfrida Clagg · Felix Summerbee · Fulbert Chết nhát · Gaspard Shingleton · Gideon Crumb · Glenda Chittock · Gondoline Oliphant · Gregory Chảnh chọe · Gwenog Jones · Honoria Nutcombe · Ignatia Wildsmith · Joscelind Wadcock · Kirley Duke · Laverne de Montmorency · Leopoldina Smethwyck · Maeve · Mirabella Plunkett · Mopsus · Morgan le Fay · Oswald Beamish · Sacharissa Tugwood · Thaddeus Thurkell · Thurkell brothers · Wendelin Kỳ quái · Xavier Rastrick

Adalbert Waffling · Almerick Sawbridge · Archibald Alderton · Balfour Blane · Beatrix Bloxam · Beaumont Marjoribanks · Bridget Wenlock · Burdock Muldoon · Cassandra Vablatsky · Celestina Warbeck · Cornelius Agrippa · Devlin Whitehorn · Dorcas Wellbeloved · Edgar Stroulger · Elladora Ketteridge · Ethelred Luôn sẵn sàng · Flavius Belby · Gifford Ollerton · Glanmore Peakes · Glover Hipworth · Greta Catchlove · Grogan Stump · Gulliver Pokeby · Gunhilda xứ Gorsemoor · Havelock Sweeting · Hengist of Woodcroft · Heathcote Barbary · Herman Wintringham · Hesper Starkey · Jocunda Sykes · Justus Pilliwickle · Merlin · Merton Graves · Merwyn Ác độc · Miranda Goshawk · Mungo Bonham · Musidora Barkwith · Myron Wagtail · Newton Scamander · Norvel Twonk · Orsino Thruston · Perpetua Fancourt · Quong Po · Roland Kegg · Stoddard Withers · Tilly Toke · Uric Kỳ quặc · Yardley Platt

Blodwyn Bludd · Vlad Drakul · Amarillo Lestoat · Carmilla Sanguina · Herbert Varney

Babayaga · Malodora Grymm · Mẹ Già Hubbard · Cordelia Misericordia · Leticia Somnolens

Bran Khát máu · Độc nhãn · Goliath · Morholt · Hengist of Upper Barnton

Alguff Đáng sợ · Eargit Xấu xí · Gringott · Ug Kẻ Bất tín · Urg Dơ bẩn

Common Welsh Green · Hebridean Black · Rồng Đuôi gai Hungary · Norwegian Ridgeback · Romanian Longhorn

Billywig · Bowtruckle · Tiên nhức nhối · Sa giông hai đầu · Ếch tím khổng lồ · Khổng Mực · Gnome · Gytrash · Imp · Kelpie · Manticore · Quỷ núi · Sên Streeler · Phượng hoàng · Bạch kỳ mã

Codes can be redeemed by clicking the Codes icon at the start of the game and entering the code.

The codes are not case-sensitive.

Đường lên đỉnh Olympia là một chương trình trò chơi truyền hình của Việt Nam do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất và phối hợp cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Sản xuất các chương trình Giải trí[1] tổ chức vào năm 1999. Đây là chương trình về cuộc thi kiến thức dành cho các thí sinh đến từ các trường Trung học phổ thông tham gia trả lời các câu hỏi để ghi điểm và giành được vòng nguyệt quế.

Chương trình này đã bắt đầu được phát sóng từ ngày 28 tháng 3 năm 1999. Trong đó, mỗi mùa thi có 36 cuộc thi tuần, 12 cuộc thi tháng, 4 cuộc thi quý được phát sóng hằng tuần và 1 cuộc thi chung kết được truyền hình trực tiếp trên VTV3. Trải qua nhiều mùa thi được tổ chức hằng năm, đây có thể được coi là chương trình có tuổi đời dài nhất trong số các chương trình trò chơi truyền hình của VTV3.

Năm 1998, sau những thành công và kinh nghiệm từ các sân chơi cho học sinh như Bảy sắc cầu vồng, VTV trăn trở đi tìm một loại hình chương trình mới cho khán giả trẻ. Có cùng mong muốn được đóng góp cho xã hội, đặc biệt cho giới trẻ, Công ty Điện tử LG của Hàn Quốc lúc đó đã hợp tác với Đài Truyền hình Việt Nam. Tập đoàn LG trên toàn cầu đã tổ chức các chương trình truyền hình tương tự tại 6 nước trên thế giới và đều gặt hái những thành công vang dội. Cuối năm 1998, chương trình đã bắt đầu thông báo tuyển sinh người chơi trên sóng VTV3.

Tháng 3 năm 1999, sau các chuyến đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại Hàn Quốc và sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tuyển chọn người chơi, ghi hình... Đường lên đỉnh Olympia đã được ghi hình vào ngày 21 tháng 3 năm 1999 và phát sóng lần đầu tiên vào ngày 28 tháng 3 năm 1999 trên VTV3.

Được sự quan tâm đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam và nhờ nỗ lực không ngừng của ekip chương trình, cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của các nhà tài trợ (bắt đầu từ LG và sau đó là THACO), chương trình đã được khán giả cả nước đón nhận nồng nhiệt. Những gương mặt học sinh xuất sắc, những câu trả lời thông minh, hóc búa, những giây phút đăng quang trên đỉnh cao kiến thức, cùng các vị cố vấn, đạo diễn, MC... đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng khán giả. Chương trình thành công cũng nhờ vào sự cổ vũ của những khán giả đến trường quay và luôn theo dõi chương trình qua màn ảnh nhỏ. [2] [3]

Chương trình này được lấy tên là Đường lên đỉnh Olympia (unofficial English name: The Way to Olympia Peak[4], Road to (Mouth) Olympia, or just Duong len dinh Olympia) với ý tưởng là 1 cuộc đua leo núi bằng kiến thức dành cho các thí sinh mà người lên đỉnh núi đầu tiên sẽ giành được vòng nguyệt quế. Có nhiều học giả cho rằng nếu cho đó là đỉnh núi để leo lên thì phải là "Đường lên đỉnh Olympus". Olympus là 1 dãy núi có đỉnh cao nhất Hy Lạp với độ cao 2.917m so với mực nước biển, nằm giữa 2 miền Macedonia và Thessaly thuộc phía Bắc Hy Lạp, còn Olympia chỉ là 1 đại hội thể thao, cũng là tên 1 thành phố thuộc tiểu bang Washington, Mỹ.[5]

Nhà báo Tạ Bích Loan, một trong những người đầu tiên xây dựng nên chương trình, giải thích rằng: "Trong cảm hứng về việc tạo ra 1 đỉnh núi trong ước mơ, trong tưởng tượng, một đỉnh núi mang tính biểu tượng thì cái tên cũng mang tính biểu tượng..."[6] Như vậy đỉnh Olympia thực chất là 1 đỉnh núi mang tính tượng trưng, nó tồn tại trong trí tưởng tượng và cả trong cuộc thi này. Trong chương trình Ký ức vui vẻ mùa thứ 3, khi nói về điều này, nhà báo Lại Văn Sâm cho biết thêm: "Đây chỉ là tên của một chương trình, đôi khi cái tên này không nên hiểu theo nghĩa đen... Một số tên của chương trình hay của các bộ phim đôi khi chỉ là một cái tên gợi cho khán giả nhiều hướng suy nghĩ khác nhau, truyền tải được rất nhiều thông điệp khác nhau".[7][8]

Do hầu hết các quán quân sau khi học xong đều chọn định cư tại Úc, chủ yếu là theo học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne[9] nên cuộc thi còn bị gán ghép các biệt danh không chính thức và có phần khá phản cảm như "Đường lên đỉnh Australia"[10] hay "Tuyển chọn nhân tài cho nước Úc"[11], "Tìm kiếm tài năng nước Úc"...[12]

Một chương trình hấp dẫn và thu hút thì không thể thiếu vai trò của người dẫn chương trình. Đây là những người sẽ điều hành và hướng dẫn thí sinh tham gia cuộc thi. Hiện tại, Phạm Ngọc Huy và Trần Khánh Vy đang giữ vai trò là người dẫn chính.

Cố vấn là những thành viên sẽ hỗ trợ người dẫn chương trình trong việc kiểm tra đáp án. Mỗi cố vấn sẽ đảm nhiệm vai trò của một lĩnh vực cụ thể.

Mỗi một mùa thi có tất cả 144 thí sinh tham gia. Một thí sinh sẽ được ban tổ chức lựa chọn để tham gia dựa theo hồ sơ và bản đăng ký mà thí sinh đã gửi về cho chương trình.

Mỗi một mùa thi có tất cả 53 cuộc thi được tổ chức. Để trở thành nhà vô địch trong một mùa thi, thí sinh phải lần lượt giành chiến thắng trong các cuộc thi tuần, tháng, quý và chung kết. Thí sinh chiến thắng trong mỗi cuộc thi là thí sinh mà có tổng điểm cao nhất sau khi kết thúc cuộc thi.

Luật chơi là những quy tắc, hướng dẫn mà các thí sinh phải tuân thủ trong một cuộc thi nhất định. Qua nhiều mùa thi, luật chơi lại có thêm những sự thay đổi và cải tiến để làm cho cuộc thi thêm hấp dẫn và sôi động. Hiện tại, luật chơi trong Olympia 24 đang được sử dụng.

Một luật chơi có các phần thi tương ứng được sử dụng. Phần thi sẽ được diễn ra xuyên suốt trong một cuộc thi. Mỗi phần thi có cách thức chơi và ghi điểm riêng.

Gala là một chương trình được tổ chức giúp các thí sinh có cơ hội được gặp mặt, đoàn tụ, giao lưu, tạo thêm mối quan hệ với nhau, đồng thời còn để nhìn lại hành trình Olympia đã qua, nhìn lại những nhà vô địch trước đó và mở ra chặng đường cho những mùa tiếp theo.

Học bổng Olympia LG là một hoạt động trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học cấp THCS do nhà tài trợ LG Electronics Việt Nam tổ chức. Đây là giai đoạn năm thứ 2, sau thành công từ chương trình Olympia dành cho học sinh THCS năm thứ nhất.

Olympedia là một yếu tố phụ xuất hiện sau khi phần thi Khởi động kết thúc, nhằm cung cấp thêm thông tin về một câu hỏi ngẫu nhiên đã được đưa ra trong phần thi này.

Ban tổ chức chương trình đã phối hợp với nhà tài trợ THACO thành lập Quỹ học bổng Olympia Global Network THACO nhằm trao tặng 10 suất học bổng cho các học sinh hiếu học, đang học cấp THPT nhưng có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương, nơi có thí sinh giành chiến thắng ở quý đó. Mỗi suất học bổng có trị giá 10 triệu đồng.

Chương trình sử dụng bài hát Đường lên đỉnh núi do cố nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác và viết lời. Bài hát đã được sử dụng xuyên suốt các mùa thi và có nhiều phiên bản khác nhau được thực hiện trong hơn 20 năm qua.

Bộ âm thanh của chương trình do nhạc sĩ Lưu Hà An sáng tác, biên soạn và hòa âm, phối khí kể từ Olympia 7. Không giống như 6 mùa thi trước, âm thanh được phát đi trong suốt cuộc thi để tạo thêm tính hồi hộp cho thí sinh khi tham gia chương trình. Sau mỗi một mùa thi, âm thanh được chính nhạc sĩ Lưu Hà An thay đổi cho phù hợp với luật chơi mới của mùa thi kế tiếp. Từ Olympia 11, âm thanh hầu như ít thay đổi. Cũng kể từ mùa thi đó, âm thanh cho hình hiệu logo cũng được nhạc sĩ Lưu Hà An làm mới và đồng bộ với các âm thanh của chương trình. Các giai điệu này đều được lấy cảm hứng từ chính ca khúc chủ đề đã được nhắc đến ở phía trên.

Giải thưởng đóng vai trò như một phần thưởng dành tặng cho các thí sinh đạt thành tích cao trong các cuộc thi. Hiện tại, THACO - Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải đang giữ vai trò là nhà tài trợ chính. Đại học Swinburne và Đại học Greenwich đang giữ vai trò là nhà tài trợ cho các thí sinh trong cuộc thi chung kết.