Bên cạnh quy tắc 6 chiếc lọ, quy tắc 50/20/30 là một trong các  phương pháp quản lý tài chính cá nhân phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Phương pháp này có gì đặc biệt? Liệu đây có phải là đáp án cho bài toán cân bằng thu chi dành cho mọi người. Cùng ACB tìm  hiểu kỹ trong bài viết dưới đây nhé!

Xác định những chi phí cho sở thích, giải trí

Sau khi đã phân loại chi tiêu, bạn cần xác định những chi phí cho sở thích, giải trí của mình. Đây là khoản tiền bạn có thể sử dụng cho các hoạt động giải trí, mua sắm, du lịch,... Bạn có thể tự do quyết định khoản tiền dành cho sở thích, giải trí của mình. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc giữa nhu cầu và khả năng tài chính của mình.

Cuối cùng, bạn cần lên kế hoạch, mục tiêu dài hạn cho tài chính của mình. Bạn có thể đặt ra các mục tiêu như mua nhà, mua xe, hưu trí,... Khi đã có kế hoạch, mục tiêu dài hạn, bạn sẽ có động lực để tiết kiệm và đầu tư.

Quy tắc 50/20/30 phù hợp với ai?

Ai phù hợp với cách quản lý tài chính cá nhân theo phương pháp 50/20/30

Có thể nói 50/20/30 là quy tắc quản lý tài chính dễ áp dụng và phù hợp với những người:- Mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân: Quy tắc 50/20/30 là một quy tắc đơn giản và dễ hiểu, phù hợp với những người mới bắt đầu.

- Đang thực các mục tiêu tài chính dài hạn, chẳng hạn như mua nhà, mua xe,... Bằng cách dành 20% thu nhập cho đầu tư và tiết kiệm, bạn sẽ có một khoản tiền vững chắc để thực hiện các mục tiêu tài chính của mình trong tương lai.

- Muốn cân bằng hơn giữa công việc và cuộc sống cá nhân: Quy tắc 50/20/30 giúp bạn dành đủ tiền cho nhu cầu thiết yếu, đầu tư và tiết kiệm, cũng như cho sở thích và giải trí.

Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, tuân thủ quy tắc 50/20/30 là điều bất khả thi. Chẳng hạn, bạn đang có khoản vay cần trả hay thu nhập của bạn quá ít để có thể chia thành các khoản rạch ròi. Lúc này bạn sẽ cần trả hết nợ hoặc tìm cách gia tăng thu nhập, sau đó mới áp dụng quy tắc quản lý tài chính 50/20/30 này!

Cách vận dụng quy tắc 50/20/30 để quản lý tài chính cá nhân

Cách vận dụng quy tắc quản lý tài chính cá nhân

Để vận dụng quy tắc 50/20/30 để quản lý tài chính cá nhân, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Bước đầu tiên để vận dụng quy tắc 50/20/30 là tính tổng thu nhập của bạn. Thu nhập của bạn bao gồm tiền lương, tiền thưởng, tiền lãi,... Bạn có thể tính tổng thu nhập của mình bằng cách cộng tất cả các khoản thu nhập của bạn trong một tháng.

Cách phân bổ chi tiêu hợp lý với mức lương 7 triệu

Mức lương 7 triệu là tương đối phổ biến tại các thành phố lớn. Bạn có thể áp dụng quy tắc 50/30/20 với mức lương 7 triệu như sau:

- Tiền nhà, điện nước, gửi xe: 2.000.000 VNĐ/tháng

- Xăng xe, điện thoại: 500.000VNĐ/tháng

- Nên thuê nhà cùng bạn bè để giảm bớt chi phí

- Nên tự nấu ăn thay vì ăn hàng quán

- Mua sắm mỗi tháng (quần áo, mỹ phẩm...) 500.000 VNĐ

- Đầu tư khác cho bản thân (kỹ năng, kiến thức): 500.000VNĐ

Đây là khoản tiền giúp bạn thực hiện sở thích, phát triển năng lực của bản thân. Từ đó, bạn có động lực, tinh thần và kỹ năng cần thiết để gia tăng thu nhập.

Nếu mức lương 5 triệu có nên áp dụng quy tắc 50/20/30 không?

Ngoài mức lương 7 triệu thì với mức lương 5 triệu thì việc áp dụng quy tắc 50/20/30 sẽ khá khó khăn, bởi tỷ lệ phân bổ cho nhu cầu thiết yếu sẽ chiếm phần lớn thu nhập. Bạn có thể áp dụng quy tắc 50/20/30 khi sinh sống ở các khu vực có chỉ số giá tiêu dùng thấp hoặc bạn không cần phải thuê nhà.

Hy vọng những thông tin trên của ACB, bạn đã hiểu thêm 1 cách quản lý tài chính cá nhân phổ biến hiện nay. Theo dõi ACB để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị để quản lý tài chính và thực hiện đầu tư hiệu quả!

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Quý khách vui lòng truy cập trang sản phẩm, dịch vụ chi tiết từ website acb.com.vn hoặc liên hệ Contact Center theo hotline 1900 54 54 86 - (028) 38 247 247 để được cập nhật chính sách mới nhất.

Là các trách nhiệm ràng buộc theo luật pháp. Không phải là trách nhiệm theo đạo đức, thương mại hoặc do tự thừa nhận hay hứa hẹn mà luật pháp không ràng buộc.

Liệt kê thói quen chi tiêu và nhu cầu cần thiết

Sau khi biết được tổng thu nhập của mình, bạn cần liệt kê tất cả các khoản chi tiêu của mình trong một tháng.

Bạn có thể sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân hoặc ghi chép lại chi tiêu của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Khi liệt kê chi tiêu, bạn nên phân loại chi tiêu của mình theo các mục đích khác nhau, chẳng hạn như: Tiền ăn uống, tiền thuê nhà, tiền điện, nước, tiền điện thoại, xăng xe,...

Việc phân loại chi tiêu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu của mình và xác định được khoản tiền cần phân bổ cho từng mục đích.