Ngành cơ khí, kỹ thuật cơ khí được đánh giá là then chốt trong nền sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, nhất là với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy cụ thể ngành cơ khí, kỹ thuật cơ khí là gì và các vấn đề liên quan đến cơ hội nghề nghiệp lĩnh vực này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Cơ hội nghề nghiệp kỹ thuật cơ khí hiện nay
Như đã đề cập, ngành cơ khí, kỹ thuật cơ khí rất quan trọng trong đời sống con người, là then chốt để phát triển kinh tế xã hội. Cơ khí có tính ứng dụng rất rộng rãi, có thể là từ thiết bị, sản phẩm nhỏ nhất cho đến các hệ thống máy móc quy mô lớn. Nếu không có cơ khí, các ngành khoa học công nghệ sẽ khó phát triển, bởi sẽ không có quá trình sản xuất chế tạo, không tạo ra các giá trị để thúc đẩy kinh tế xã hội và cũng sẽ không xuất hiện xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong ngành nghề cơ khí, kỹ thuật cơ khí có thể chia ra thành kỹ sư cơ khí và thợ kỹ thuật cơ khí, thợ cơ khí. Để làm được các công việc cơ khí, đòi hỏi phải được đào tạo các môn học, lĩnh vực liên qua, chẳng hạn như:
Trong mỗi ứng dụng cơ khí, kỹ thuật cơ khí vào lĩnh vực khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể, và đây là công việc vừa cần có chuyên môn vừa cần có kinh nghiệm, tay nghề… để áp dụng các phương áp khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại hiệu quả nhất.
Về cơ bản, các công việc của kỹ thuật cơ khí sẽ là thiết kế, nghiên cứu – phân tích, xây dựng phương án và triển khai chế tạo cơ khí. Trong mỗi ứng dụng cụ thể sẽ thực hiện các công việc liên quan đến ngành sản phẩm đó.
Chẳng hạn, trong ngành sản xuất các sản phẩm thi công công trình giao thông, kỹ sư cơ khí, kỹ thuật cơ khí cần nghiên cứu để lên bản vẽ thiết kế cụ thể, tính phương án về vật liệu sản xuất từ chi tiết nhỏ nhất – bóc tách vật liệu vật tư và làm việc với nhà cung cấp, sau đó tiến hành thử nghiệm sản xuất sản phẩm mẫu theo bản vẽ thiết kế, phân tích các dữ liệu kỹ thuật, khả năng ứng dụng và phát triển…
Sau cùng là công đoạn sản xuất, chế tạo sản phẩm, ở công đoạn này có thể thực hiện các công việc cơ khí như lắp ráp, gia công chế tạo, đúc gang hay cắt hàn vật liệu kim loại…
Tham khảo về Đúc gang, quy trình đúc gang khuôn cát
Phân loại công nghệ gia công cơ khí
Các công nghệ gia công cơ khí thường được phân loại theo nhiều cách khác nhau, trong đó phổ biến nhất là theo 2 cách sau:
Phoi là lớp vật liệu thừa được tách ra khỏi khối phôi trong quá trình gia công cơ khí.
Gia công không phoi là công nghệ sử dụng áp lực hoặc nhiệt nhằm biến đổi hình dạng của vật liệu thông qua các thao tác như: đúc, rèn, ép, dập nóng, hàn, kéo… mà không tạo ra phoi. Gia công cơ khí đột dập, gia công áp lực là những công nghệ phổ biến trong gia công không phoi.
Công nghệ này thường được áp dụng cho các chi tiết, sản phẩm không yêu cầu độ chính xác quá cao. Thành phẩm thu được sau gia công sẽ có kích thước thô, cần xử lý, cắt gọt thêm mới có thể đưa vào sử dụng.
Công nghệ gia công có phoi còn được gọi là gia công cắt gọt, dựa trên nguyên tắc loại bỏ lớp kim loại thừa cho đến khi chi tiết có hình dạng, kích thước và độ nhẵn bề mặt đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Do vậy, đặc điểm chính của công nghệ gia công này là luôn tạo ra một lượng phoi.
Quá trình thay đổi khối phôi được thực hiện bằng máy móc với sự hỗ trợ của kỹ sư cơ khí thông qua các thao tác: cắt gọt, tiện, phay, mài, bào… Công nghệ này thường được áp dụng khi gia công các chi tiết, sản phẩm cần độ hoàn thiện và chính xác cao.
Gia công thô là quá trình loại bỏ đi một lượng lớn vật liệu dư thừa trên bề mặt phôi liệu thông qua các thao tác cắt, đục, phay… để tạo ra hình dạng tổng quát cho chi tiết cần gia công. Do vậy, công nghệ này không yêu cầu sự chính xác và độ hoàn thiện của bề mặt sản phẩm.
Để gia công thô, kỹ sư cơ khí cần thực hiện các công đoạn với tốc độ trục chính (dao) chậm, chiều sâu vết cắt lớn. Hiện nay, các nhà máy, phân xưởng thường dùng máy phay CNC để gia công thô vì tính chính xác và độ ổn định cao.
Gia công tinh là quá trình gia công cơ khí trên bề mặt vật liệu để lấy đi lượng nhỏ kim loại thừa còn lại sau công đoạn gia công thô, bằng các thao tác mài, phay, tiện, khoan… để tạo ra sản phẩm có độ hoàn thiện bề mặt và độ chính xác cao.
Để gia công tinh, kỹ sư cơ khí thường sử dụng tốc độ trục chính (dao) lớn, chiều sâu vết cắt nhỏ vì lượng vật liệu cần bóc tách nhỏ. Sản phẩm, chi tiết cơ khí sau gia công phải đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về kích thước, chất lượng, độ nhẵn bóng và dung sai.
Gia công siêu tinh là hoạt động gia công tạo ra chi tiết, sản phẩm cơ khí với độ chính xác cực cao, bề mặt siêu mịn và dung sai tối thiểu bằng các công nghệ và máy móc tiên tiến. Cụ thể, quá trình này sử dụng các công cụ kim cương đơn tinh thể (SCD) để cắt, mài mòn, hoặc đánh bóng vật liệu có độ phức tạp cao.
Công nghệ này thường này ứng dụng trong các lĩnh vực đặc thù như chế tạo thiết bị khoa học, công nghiệp chế tạo máy móc cao cấp, công nghệ quang học, y tế, hàng không vũ trụ…
Các phương pháp gia công cơ khí phổ biến hiện nay
Gia công cơ khí truyền thống là phương pháp gia công sử dụng các dụng cụ có độ cứng cao hơn so với độ cứng của phôi để bóc tách vật liệu. Bản chất của phương pháp này là sự tương tác giữa chuyển động của dụng cụ với chi tiết cần gia công để tạo hình bề mặt.
Gia công cơ khí truyền thống có thể xử lý đa dạng vật liệu, nhưng độ chính xác và độ tinh xảo của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của thợ. Bên cạnh đó, phương pháp gia công này khó đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng đối với các vật liệu có độ cứng cao.
Gia công cơ khí chính xác (gia công CNC)
Gia công cơ khí chính xác, hay còn được biết đến là gia công cơ khí CNC, là phương pháp gia công có độ chính xác cao, sử dụng máy móc hiện đại, được tích hợp phần mềm điều khiển.
Đây là một trong các phương pháp gia công cơ khí có tính linh hoạt và tự động hóa cao, được ứng dụng phổ biến trong sản xuất hiện nay. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu và chi tiết cơ khí khác nhau, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất sản xuất.
Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ kỹ thuật
Kỹ sư cơ khí tiến hành nghiên cứu và bóc tách bản vẽ kỹ thuật, lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào và xác định phương pháp gia công phù hợp.
Bước 2: Xác định phương thức sản xuất
Trong gia công cơ khí hiện nay có 3 phương thức sản xuất chính, gồm:
– Sản xuất đơn chiếc: Phù hợp với các sản phẩm có sản lượng ít, nhu cầu sản xuất lại thấp. Những sản phẩm này thường đặc biệt, do vậy cần gia công tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian và yêu cầu độ chính xác cao.
– Sản xuất hàng loạt: Áp dụng cho những sản phẩm có sản lượng sản xuất hàng năm ở mức lớn, tần suất đặt hàng theo chu kỳ từng đợt, thường được xác định trước.
– Sản xuất hàng khối: Thường áp dụng với những sản phẩm gia công với số lượng lớn, sản xuất liên tục trong thời gian dài.
Bước 3: Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi
Kỹ sư cơ khí cần lựa chọn loại phôi gia công với kích thước phù hợp, đồng thời phải đảm bảo tối ưu chi phí nguyên vật liệu, chi phí gia công. Tùy thuộc vào quy trình sản xuất, vật liệu phôi có thể là kim loại, hợp kim hoặc phi kim.
Bước 4: Xác định công nghệ, bậc thợ cho từng bước và thực hiện gia công chi tiết cơ khí
Tùy thuộc từng vật liệu, công nghệ gia công và các bậc thợ trong mỗi bước thực hiện, kỹ sư cơ khí sẽ lựa chọn công nghệ gia công và máy móc thiết bị phù hợp, đảm bảo sản phẩm chất lượng và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
Bước 5: Kiểm định chất lượng sản phẩm
Sản phẩm sau gia công sẽ được kiểm tra độ chính xác và độ bóng bề mặt theo các thông số kỹ thuật trên bản vẽ. Các thiết bị, máy móc thường được dùng trong quá trình này gồm thước cặp, thước đo lỗ, máy đo 2D, máy đo độ nhám, panme, căn mẫu…