+ Giáo Viên đang dạy tại các trường mầm non/ tiểu học/ THCS/THPT muốn bổ nhiệm, xét tăng lương
Tổng hợp mã chức danh nghề nghiệp của giáo viên
- Giáo viên mầm non: Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
1. Giáo viên mầm non hạng II Mã số: V.07.02.04
2. Giáo viên mầm non hạng III Mã số: V.07.02.05
3. Giáo viên mầm non hạng IV Mã số: V.07.02.06
- Giáo viên tiểu học: Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
1. Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số: V.07.03.07
2. Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số: V.07.03.08
3. Giáo viên tiểu học hạng IV - Mã số: V.07.03.09
- Giáo viên trung học cơ sở: 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
1. Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số: V.07.04.10
2. Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số: V.07.04.11
3. Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số: V.07.04.12
- Giáo viên trung học phổ thông: 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
1. Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số: V.07.05.13
2. Giáo viên trung học phổ thông hạng II - Mã số: V.07.05.14
3. Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số: V.07.05.15
- Giáo viên dự bị đại học: Thông tư 06/2017/TT-BNV
1. Giáo viên dự bị đại học hạng I - Mã số: V.07.07.17
2. Giáo viên dự bị đại học hạng II - Mã số: V.07.07.18
3. Giáo viên dự bị đại học hạng III - Mã số: V.07.07.19
- Giảng viên: Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV
1. Giảng viên cao cấp (hạng I) - Mã số: V.07.01.01
2. Giảng viên chính (hạng II) - Mã số: V.07.01.02
3. Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03
Theo Thông tư, giáo viên dự bị đại học được xếp theo 3 hạng: Giáo viên dự bị đại học hạng I; Giáo viên dự bị đại học hạng II; Giáo viên dự bị đại học hạng III.
Giáo viên dự bị đại học hạng III có nhiệm vụ: Giảng dạy theo chương trình, kế hoạch giáo dục hệ dự bị đại học; tham gia biên soạn tài liệu học tập, xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập trên cơ sở đề cương chi tiết các môn học dự bị đại học; tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội cho học sinh dự bị đại học; tham gia quản lý học sinh nội trú.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng là có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông; có trình độ ngoại ngữ bậc 2; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định…
Đối với Giáo viên dự bị đại học hạng II, ngoài những nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng III, giáo viên dự bị đại học hạng II còn phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Tham gia biên tập, đánh giá nội dung tài liệu dạy học của giáo viên dự bị đại học; chủ trì thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp viết sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cấp trường; hỗ trợ đồng nghiệp trong hoạt động tư vấn tâm lý, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh dự bị đại học.
Về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng II.
Thông tư cũng nêu rõ, ngoài những nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng II, giáo viên dự bị đại học hạng I còn phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Chủ trì biên soạn, biên tập, phát triển chương trình, tài liệu giảng dạy của giáo viên dự bị đại học; tham gia đánh giá, xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm/đề tài nghiên cứu khoa học; chủ trì xây dựng các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề của nhà trường; làm báo cáo viên các lớp/khóa bồi dưỡng giáo viên dự bị đại học; tham gia đánh giá kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên dự bị đại học.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng thạc sỹ trở lên, đúng hoặc phù hợp với môn học giảng dạy; nếu là phó hiệu trưởng có thể thay thế bằng thạc sỹ quản lý giáo dục trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm; có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I.
Bạn đang quan tâm đến chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên?
Sau khi Bộ GD ban hành thông tư mới sửa đổi nhiều giáo viên thắc mắc rằng không biết có cần phải học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nữa hay không? Và Tại sao cần phải học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên?
Những ai cần học loại chứng chỉ này? Thời gian, kinh phí, nội dung đào tạo những gì?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả các vấn đề trên trong bài viết này nhé!
Tại sao cần phải học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên?
Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
Cũng giống như chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên được coi là “giấy tờ” để chứng minh giáo viên đó có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực nghề nghiệp này.
Do đó, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên là chứng chỉ được cấp cho giáo viên đã tham gia khóa học bồi dưỡng theo đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi mới, Chỉ quy định 1 chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên, bỏ phân hạng giáo viên I, II, III. Mỗi cấp dạy chỉ cần có 1 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/5/2023. Điều đó có nghĩa là để bổ nhiệm, xét hạng lương giáo viên vẫn bắt buộc cần phải có 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo thông tư mới. Chứ không có nghĩa là bỏ hoàn toàn chứng chỉ này.
(Học Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non)