Vương triều Trần nổi tiếng với "Hào khí Đông A" ba lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công trong việc đánh giặc.
Các vị trí không nên treo Ấn đền Trần
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Sáng 15 tháng Giêng, thời tiết tại Nam Định có mưa, trời rét, nhưng người dân ở mọi miền đất nước đã về đền Trần, thành phố Nam Định xin lộc ấn. Có mặt tại khu vực phát ấn ở đền Thiên Trường từ sáng sớm, ông Tống Văn Cường, tỉnh Bắc Kạn cho biết: Ban Tổ chức đã bố trí khu phát ấn hợp lý, thuận lợi, nhân dân không phải chờ đợi lâu, không có tình trạng chen lấn nhau. Ông Cường mong muốn xin lá ấn để cầu mong sức khỏe, mọi việc trong năm mới được suôn sẻ, thuận lợi.
Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Trần - chùa Tháp, thành phố Nam Định thông tin, Ban Tổ chức đảm bảo đủ lượng ấn phát cho nhân dân. Việc phát ấn sẽ diễn ra đến hết tháng Giêng và có thể sang tháng Hai nếu như du khách vẫn có nhu cầu. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Nam Định cùng các cơ quan thông tin báo chí đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân, du khách. Nhờ đó, mọi người ngày càng hiểu đúng hơn về ý nghĩa, giá trị cốt lõi của lễ hội này, từ đó thực hiện đúng các quy định của Ban Tổ chức nên đã không còn cảnh lộn xộn, tranh cướp lộc trên các ban thờ trong đêm khai ấn; không còn tình trạng chen lấn, xô đẩy, giành nhau xin ấn, thay vào đó người dân xếp hàng theo thứ tự vào xin ấn... Trước đây, nhiều người từng có suy nghĩ, ấn Đền Trần được các Vua Trần phát cho quan lại, những người có công trạng nên hàm ý cho việc ban phát tài lộc, thăng quan tiến chức. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu văn hóa, cách hiểu này chưa đúng với bản chất và ý nghĩa nguyên bản của Lễ hội khai ấn, phát ấn được nhân dân làng Tức Mặc, thành phố Nam Định duy trì, tổ chức từ xưa đến nay.
Ông Nguyễn Văn Thư, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định - nhà nghiên cứu văn hóa Nam Định phân tích, trên ấn đền Trần có các chữ “Trần Miếu tự điển”, nghĩa là điển lệ thờ tự tại miếu nhà Trần; “Trần Miếu” nghĩa là Miếu nhà Trần và chữ “Tích phúc vô cương”. Bản chất của chữ “Tích phúc vô cương” khi xưa vua Trần ban cho con cháu là muốn nhân dân tích phúc dài lâu, răn dạy nhân dân hướng thiện, làm những điều có ích cho cộng đồng. Như vậy, ấn “Trần Miếu tự điển” không gắn với một cấp hành chính hay chức quan nào mà đơn giản nó chỉ mang ý nghĩa về điển lệ thờ tự ở “Miếu Trần”. Tuy thế, ấn được lưu giữ và tiến hành nghi lễ trong một không gian thiêng, nơi thờ các vua Trần và Đức Thánh Trần, xưa kia là các cung điện của Thượng hoàng nhà Trần trong Hành cung Thiên Trường - Trung tâm quyền lực thứ hai của nước Đại Việt ở thế kỷ XIII - XIV. Quan niệm trong dân gian khi có lá ấn như có được lộc Vua, lộc Thánh ban để hi vọng nhận được những điều may mắn, tốt đẹp trong năm mới. Đi dự Lễ Khai ấn Đền Trần còn là một cuộc du Xuân, hành hương ý nghĩa để hiểu thêm về lịch sử, văn hóa thời Trần nói riêng, mảnh đất con người thành Nam nói chung. Ông Thư nhìn nhận, có thể trước đây không ít người đã hiểu không đúng, cho rằng, việc lấy được lá ấn, xin được lộc sẽ giúp họ thăng quan tiến chức, mang lại quyền lực, sự may mắn về chức quyền nên đã dẫn đến hiện tượng tranh cướp lộc, chen lấn, xô đẩy tại các điểm xin ấn, phát ấn. Những năm gần đây, người dân đã hiểu đầy đủ hơn về ý nghĩa của lễ hội này nên thực tế không còn tình trạng lộn xộn tại khu vực Đền Trần.
Theo ông Thư, việc thăng tiến của cá nhân phải do sự phấn đấu rèn luyện của bản thân người đó. Mỗi người cần phát huy truyền thống của cha ông, nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu không ngừng trong công việc; tiếp nối truyền thống lịch sử, góp phần xây dựng, phát triển quê hương, đất nước. Lễ hội Khai ấn là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà Vua tế lễ trời, đất, tiên tổ, thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông dựng nước và giữ nước. Ý nghĩa của bốn chữ “Tích phúc vô cương” khắc trên ấn mà Vua Trần ban cho con cháu đó là, muốn muôn dân lan rộng cái phúc, dạy dỗ trăm họ giữ gìn gia phong, kỉ cương, đạo đức, phải tích phúc cho thật tốt, thật đủ đầy thì mai sau lộc hưởng mới bền vững. Đây là ý nghĩa giáo dục sâu sắc của việc các Vua Trần ban phát ấn.
Cách treo Ấn đền Trần Nam Định 2024
Theo thông tin từ xa xưa truyền lại, ấn đền Trần có từ thời nhà Trần với ý nghĩa là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi người, mọi nhà bước sang năm mới mạnh khỏe, lao động, sản xuất, học tập, công tác tốt. Trải qua hàng trăm năm, lễ khai ấn vẫn được người dân duy trì và trở thành một tập tục đẹp trong những ngày đầu năm mới của người Việt.
Theo các chuyên gia phong thủy, ấn đền Trần có thể dán trên tường, sau lưng ngồi làm việc, còn nếu muốn để tăng tài lộc dán ở chính Tây, để thăng quan tiến chức dán ở chính Bắc, để tăng cường sức khỏe dán ở hướng Đông Nam. Không nên đặt ấn nên bà thờ tổ tiên vì không đúng lễ nghĩa, không hợp văn hóa dân tộc.
Ngoài ra, hoàn toàn có thể dán ấn trên tường hoặc cho ấn vào đóng trong khung ảnh, treo lên tường, càng gần vị trí làm việc càng tốt.
Với người vô thần hoặc không quá câu nệ về phong thủy nên treo ấn gần vị trí làm việc. Đặt tại cơ quan hoặc phòng làm việc riêng ở nhà đều được. Nên hướng ấn vào mình, hoặc hướng vào tủ sách, hay hướng ra cửa đều được.
Tuy nhiên, không nên treo ấn đền Trần trên bàn thờ trong gia đình. Hành động này không hợp lễ nghĩa và không mang lại kết quả tốt.
Ý nghĩa của Ấn đền Trần Nam Định
Lễ khai ấn đền Trần là một tập tục của triều đại nhà Trần – triều đại phong kiến kéo dài và hùng mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với chiến công hiển hách ba lần đánh tan quân Nguyên Mông – đạo quân xâm lược, được mệnh danh là “bách chiến bách thắng”.
Sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường (nơi phát tích của nhà Trần), vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công trong việc đánh giặc.
Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong chức tước cho những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần.
Sau này trên nền phủ Thiên Trường, nhân dân đã xây dựng khu di tích đền Trần để thờ 14 vị vua nhà Trần, Trần Hưng Đạo cùng các quan văn, võ, đồng thời duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông xã tắc.
Nghi lễ khai ấn với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn đền Trần “Tích phúc vô cương”; cầu mong mọi người bước sang năm mới mạnh khoẻ, lao động, sản xuất hăng say, học tập, công tác tốt.
Có thể nói rằng, bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là Nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì được hưởng lộc càng bền vững. Đấy là ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhất của việc ban ấn.
Ý nghĩa của ấn chỉ đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu mà vẫn còn một số lầm tưởng rằng, xin ấn để cầu “thăng quan, tiến chức”. Vì vậy, những ai cầm ấn trong tay mà không hiểu bản chất ý nghĩa sâu sắc đó thì ấn cũng chẳng có giá trị gì.
Lễ hội khai ấn đền Trần ở Nam Định diễn ra vào đêm 14 tháng Giêng hằng năm để ghi nhớ công lao to lớn của các vua Trần đã có công dựng nước, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Từ ngày mùng 2 tháng Giêng âm lịch, ban quản lý Khu di tích đền Trần thực hiện nghi lễ xin mở ấn để in các lá ấn phục vụ lễ khai ấn. Nội dung lá ấn bao gồm các chữ: “Trần triều điển cố – tích phúc vô cương”’. Dukhách thập phương vào đền Thiên Trường để tế lễ, xin lá ấn với mong muốn một năm mới thành đạt và phát tài.