ThS Phùng Quán - chuyên gia tuyển sinh Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) - tư vấn cho học sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Duy trì gói học bổng 2 tỉ đồng cho trúng tuyển năm 2024

Bên cạnh đó, năm nay nhà trường tiếp tục duy trì gói học bổng 2 tỉ đồng để cấp học bổng toàn phần và bán phần (100% học phí và học bổng bán phần 50% cho năm học đầu tiên) cho các thí sinh trúng tuyển năm 2024 với thành tích cao vào 7 ngành/nhóm ngành.

Đây là các ngành hướng đến đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực phục vụ một số mục tiêu chiến lược phát triển bền vững, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của quốc gia đến năm 2030.

Cụ thể, 7 ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, gồm: nhóm ngành vật lý học; hải dương học; kỹ thuật hạt nhân; địa chất học; kỹ thuật địa chất; khoa học môi trường; công nghệ kỹ thuật môi trường.

Theo ThS Phùng Quán - chuyên gia tuyển sinh nhà trường, những ngành học trên có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển ít nên tỉ lệ cạnh tranh thấp, nhưng lĩnh vực làm việc khá rộng và đáp ứng được nhiều nhu cầu xã hội.

Trong nhiều năm qua, các sinh viên tốt nghiệp những ngành này có cơ hội nhận học bổng sau đại học tại các quốc gia phát triển trên thế giới, ngoài ra có thể tham gia thị trường lao động đang thiếu hụt nhân lực chất lượng cao tại các khu vực làm việc: cơ sở nghiên cứu về môi trường, hải dương, khí tượng thủy văn; các sở tài nguyên và môi trường, sở khoa học và công nghệ tại các địa phương; các tổ chức phi chính phủ, dự án quốc tế hướng đến các mục phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc và Việt Nam.

Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp các ngành trên cũng có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng tái tạo, đánh giá tác động môi trường, khai thác và quản lý bền vững tài nguyên, khoáng sản; các tổ chức, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước bậc đại học và sau đại học hoặc các bậc phổ thông thông qua giáo dục lĩnh vực STEM…

ThS Hoàng Thanh Tú cho biết thêm: "Ngoài những chính sách trên, nhà trường còn kết nối với doanh nghiệp và cộng đồng cựu sinh viên để hỗ trợ học bổng khuyến học dành cho các sinh viên tài năng và các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo cam kết của nhà trường, đó là không để sinh viên vì điều kiện khó khăn về kinh tế mà ngừng học".

Theo dự báo điểm chuẩn năm 2024 của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ngành Kỹ thuật điện tử và tin học dự kiến lấy điểm chuẩn cao nhất vào trường, khoảng 25 - 26,5 điểm.

Xếp sau đó là ngành Hóa dược với khoảng 24 - 25,5 điểm, ngành Công nghệ sinh học và Khoa học và công nghệ thực phẩm từ 23,5 – 25 điểm...

Tính trên thang 30, các ngành Môi trường, sức khỏe và an toàn, Hải dương học, Tài nguyên và môi trường nước, Địa chất học dự kiến sẽ có điểm chuẩn thấp nhất, khoảng 20 - 20,5 điểm.

Với 4 ngành tính điểm xét tuyển theo thang 40 gồm: Toán học, Toán tin, Khoa học máy tính và thông tin, Khoa học dữ liệu, điểm môn nhân hệ số hai. Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính và thông tin, Khoa học dữ liệu dự báo cao nhất, từ 34 – 35,5 điểm.

Dự báo điểm chuẩn năm 2024 của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên như sau:

Năm ngoái, trong số các ngành lấy theo thang điểm 40 của trường này, ngành Khoa học dữ liệu cũng lấy cao nhất với 34,85 điểm.

Với nhóm lấy điểm chuẩn theo thang 30, ngành Kỹ thuật điện tử và tin học có đầu vào cao nhất với 25,65 điểm. Nhiều ngành của trường chỉ lấy 20 điểm.

Năm 2024, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tuyển 1.850 sinh viên theo 6 phương thức, gồm xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT; xét tuyển thẳng theo quy định của ĐH Quốc gia Hà Nội; xét điểm thi tốt nghiệp THPT; điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội; sử dụng chứng chỉ quốc tế; kết hợp điểm thi tốt nghiệp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Mức học phí dự kiến của trường trong năm 2024 – 2025 từ 1.500.000 – 3.700.000 đồng/tháng tùy từng ngành đào tạo.

Tuyển sinh 6 phương thức xét tuyển, tăng 10% chỉ tiêu

Ngày 25-1, hội đồng tuyển sinh Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) vừa công bố về việc tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2024 với dự kiến tăng 10% chỉ tiêu so với năm ngoái lên hơn 3.900 sinh viên.

Năm nay nhà trường giữ ổn định 6 phương thức xét tuyển, gồm:

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM.

Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả của chương trình đào tạo THPT quốc tế, áp dụng cho thí sinh người Việt Nam học trường nước ngoài tại Việt Nam hay tại nước ngoài.

Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp với kết quả học tập bậc THPT áp dụng cho thí sinh người Việt Nam.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Dương cũng vừa nhận tin vui giành học bổng toàn phần của chính phủ Nhật Bản (MEXT) và sẽ theo học Đại học Osaka - ngôi trường hàng đầu ở đất nước này.

‘Cú sốc’ của cậu học trò trường chuyên

Được truyền cảm hứng từ một người thầy dạy Vật lý, cậu học sinh lớp chuyên Tin ở Trường THPT chuyên Sư phạm quyết định chuyển hướng theo đuổi ngành học này khi vào đại học.

Dù vậy, Dương nói không hề lãng phí bởi những kiến thức chuyên sâu về Tin học đã giúp cậu rất nhiều.

“Tin học có mặt trong mọi khía cạnh cuộc sống, nên mình cho rằng có một nền tảng Tin học tốt sẽ có thể dấn thân vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là Vật lý.” - Dương nói.

Là cựu học sinh chuyên, Dương có thể dễ dàng vượt qua nhiều môn học, thậm chí ngay những học kỳ đầu tiên, nam sinh còn đăng ký học gần 30 tín chỉ với niềm tin có thể học rất nhanh để tốt nghiệp sớm.

Thế nhưng, Dương đã gặp phải cú sốc khi bị 1 điểm giữa kỳ môn Đại số tuyến tính.

“Khi mình bị điểm số như thế mình đã sốc nặng, mình suy nghĩ rất nhiều, mình nghĩ là không biết ngành Vật lý mà mình đã chọn này có thực sự hợp với mình không. Đây cũng là lần đầu tiên mình hoài nghi về bản thân, là một trong những bài học đắt giá nhất của mình.”, Dương nói.

Kể từ đó, Dương thay đổi phương pháp học và trở nên chăm chỉ hơn. Dương cho biết mình luôn đọc sách và tìm hiểu kiến thức trước ở nhà, cố gắng tự đặt câu hỏi và tự trả lời những câu hỏi đó. Sau đó, trao đổi với thầy cô những vấn đề còn vướng mắc và cả những điều đã hiểu để hiểu sâu vấn đề hơn.

“Mình cũng luyện tập và làm bài tập rất nhiều để rèn luyện cho mình trực quan Vật lý và mình nghĩ cái này cũng đúng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Khi mình làm nhiều một cái gì đó mình sẽ có cảm giác và trực quan về nó.” - Bá Dương chia sẻ về phương pháp giúp mình lấy lại phong độ và học tốt ở giảng đường đại học.

Bên cạnh đó, nam sinh cũng rất chăm chỉ đến phòng thí nghiệm, luôn cố gắng để có cơ hội được thực hành nhiều thí nghiệm khác nhau. Đối với Dương, việc thực hành nhiều giúp bản thân ứng dụng được những kiến thức đã học được trên giảng đường, dần hình dung được công việc của một người làm nghiên cứu.

Từ khi lên năm thứ 3, Dương bắt đầu được thực hành nhiều thí nghiệm chuyên sâu hơn. Điều này đã giúp nam sinh nhận định được hướng đi phù hợp với bản thân.

Không chỉ có điểm GPA xuất sắc, trong 4 năm trên giảng đường đại học, Trần Bá Dương còn giành giải Nhất Olympic Vật lý sinh viên, giải Nhì nghiên cứu Khoa học sinh viên cấp trường, giành nhiều học bổng khuyến khích học tập của các tổ chức, cá nhân trong và người nước.

Đáng chú ý, nam sinh cũng sở hữu 1 công bố quốc tế trên tạp chí Q2, 2 bài báo trong nước cùng nhiều báo cáo tại các hội nghị, hội thảo chuyên ngành.

Mới đây, Dương đã giành được học bổng MEXT của chính phủ Nhật Bản và sẽ tiếp tục học lên thạc sĩ chuyên ngành Khoa học vật liệu tại Đại học Osaka vào tháng 9 năm nay.

Bá Dương chia sẻ, trong quá trình xin học bổng, ngoài thư giới thiệu của các thầy cô trong khoa, nam sinh đã nỗ lực để hoàn thiện hồ sơ cá nhân, từ việc liên hệ cho đến viết và sửa bài luận.

“Sau khi liên hệ với các giáo sư khoa Vật lý bên trường Osaka, mình đã gửi CV và bảng điểm qua email và thật may mắn khi họ liên hệ lại để sắp xếp một cuộc phỏng vấn qua Zoom. Sau khi trò chuyện trực tuyến, mình phải làm một bài kiểm tra Toán khá dài, bao gồm tất cả các kiến thức Toán trong chương trình đại học”.

Khi vào đến vòng cuối cùng, Dương được yêu cầu chuẩn bị và thuyết trình về hướng nghiên cứu hiện tại mà cậu đang làm và những dự định nghiên cứu trong tương lai.

“Hướng nghiên cứu của mình hiện nay là về Vật lý sinh học tính toán, nói một cách đơn giản là sử dụng máy tính để mô phỏng về protein trong sinh học, sau đó sử dụng những kiến thức Vật lý để phân tích nó. Cụ thể, cái mà mình đã  nghiên cứu là về những hợp chất có khả năng ức chế được enzim trong virus SARS - CoV-2 và sử dụng máy tính để mô phỏng hoạt động sao cho hợp chất đó gắn chặt vào enzim không bị rơi ra khi ở trong cơ thể người.” - Bá Dương nói.

Theo Dương, một kỹ năng cực kỳ quan trọng khác là ngoại ngữ. Trước đó, chọn theo học chuyên ngành Vật lý quốc tế với nhiều môn học và tài liệu bằng tiếng Anh, nam sinh phải lao vào học tiếng Anh một cách nghiêm túc ngay từ năm đầu tiên.

“Mình dùng tiếng Anh trong tất cả mọi thứ mình làm, trên lớp kể cả thầy cô có giảng bằng tiếng Việt thì mình cũng ghi chép bài bằng tiếng Anh. Mình cũng đọc thêm nhiều những tài liệu khoa học bằng tiếng Anh để học thêm nhiều từ vựng chuyên ngành và bắt chước cách viết của họ nữa.”

Nam sinh cũng dành nhiều thời gian để luyện thi Ielts và đạt điểm số 7.0.

Dương chia sẻ về quá trình học ôn thi Ielts: “Mình không cầy cuốc, luyện Ielts ngày đêm để thi mà mọi thứ mình đều làm nhiều, luyện tập nhiều thì nó thành kĩ năng và tốt lên từng ngày. Khi cảm thấy mình đã đạt đến khoảng 6.5 rồi thì mình bắt đầu đi học ở trung tâm để luyện thêm, làm quen với các dạng đề và sau đó đi thi.”

Vì thế, Dương nói việc trở thành thủ khoa ngành Vật lý, giành học bổng là những trái ngọt sau nhiều nỗ lực, khi bản thân gần như không mấy khi được nhàn rỗi trong suốt 4 năm học đại học.

Đồng Châu Giang (2002, Hải Phòng) trúng tuyển vào chương trình trao đổi của Đại học Harvard vào kỳ học mùa thu năm 2022 - 2023 sau khi vượt qua gần 900 sinh viên cùng khóa.

Từng trải qua nhiều khó khăn và nhiều nỗ lực để đi học, kiếm sống ở Nhật Bản, nhưng Nguyễn Vũ Hiếu (2001, Hà Nội) bất ngờ dừng lại để một lần nữa làm sinh viên năm thứ Nhất.

Ngô Minh Châu - cô bạn sinh năm 2003 - đã chính thức bắt đầu hành trình mới vào tháng 3 năm nay, sau khi đạt học bổng toàn phần của Đại học Yonsei.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,