Wir verwenden Cookies und Daten, um
Nên hay không nên độ xe đạp điện?
Chưa xét đến xe đạp điện độ có bị bắt không, dưới đây là rủi ro tiềm ẩn với người lái xe khi độ xe đạp điện:
Việc thay đổi kết cấu của xe có thể làm mất đi tính ổn định và an toàn khi vận hành, không đảm bảo an toàn cho người lái xe.
Việc độ xe đạp điện có thể tốn nhiều chi phí cho các bộ phận thay thế và công lắp đặt, đặc biệt nếu không được thực hiện bởi các chuyên gia có thể khiến bạn tốn nhiều chi phí phát sinh.
Các bộ phận độ có thể không còn tương thích với các linh kiện gốc. Chưa biết xe đạp điện độ có bị bắt không nhưng nó rất khó khăn và tốn kém cho bạn khi cần bảo trì, sửa chữa.
Chưa biết xe đạp điện độ có bị bắt không nhưng việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro tổn thất tài chính cho bạn
Xe đạp điện độ có bị bắt không?
Việc độ xe điện được quy định chặt chẽ trong luật lệ giao thông để đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông. Xe đạp điện độ có bị bắt không? Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ, các hành vi như thay đổi động cơ, thay đèn, thay lốp, thay vành xe hoặc thay đổi kết cấu của xe điện mà không tuân thủ quy định về an toàn là vi phạm luật giao thông.
Có nghĩa là: Việc thay đổi ngoại hình bên ngoài của xe mà không làm thay đổi kết cấu bên trong của xe thì vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, các hành vi tự ý thay đổi động cơ, hệ thống điện, nâng cấp công suất hay thay đổi kết cấu quan trọng của xe sẽ bị nghiêm cấm, bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Vậy xe đạp điện độ có bị bắt không? Câu trả lời là “Không”. Đây chỉ là một hành vi vi phạm quy định pháp luật về các tiêu chuẩn an toàn của xe đạp điện. Người vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính chứ không bị bắt. Các mức phạt cụ thể đối với các loại xe đạp điện độ như sau:
Xe đạp điện thay đổi màu sắc theo thiết kế nguyên bản: Phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Xe đạp điện thay đổi đặc tính xe theo thiết kế từ nhà sản xuất (động cơ, công suất, kết cấu): Phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Xe đạp điện độ khiến xe thay đổi thiết kế, đặc tính từ nhà sản xuất có thể bị phạt hành chính đến 600.000 đồng
Hy vọng nội dung bài viết giúp bạn hiểu rõ xe đạp điện độ có bị bắt không và nắm được mức xử phạt khi phạm lỗi này theo quy định pháp luật. Việc độ xe đạp điện không tuân thủ các quy định về an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn giao thông là vi phạm pháp luật. Đặc biệt, nếu các bộ phận độ làm thay đổi kết cấu của xe, gây nguy hiểm cho người sử dụng hoặc không có giấy tờ chứng nhận hợp lệ, chủ xe có thể bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Hậu (tức "Hậu Pháo", Chủ tịch Hội đồng Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn), về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Đây là kết quả sau khi Bộ Công an điều tra vụ án Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long cùng các đơn vị liên quan.
Ngoài ra, Bộ Công an cũng khởi tố 5 người liên quan, gồm: Nguyễn Thị Hằng (Phó tổng giám đốc), Đỗ Thị Mai (Kế toán trưởng), Hoàng Thị Tuyết Hạnh (kế toán viên), Trần Hữu Định (Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á Group) và Nguyễn Hồng Sơn, về tội danh trên.
Theo Cổng thông tin quốc gia về thành lập doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Hậu (sinh năm 1981) là người đại diện pháp luật của Tập đoàn Phúc Sơn. Ngoài vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông này còn là Tổng giám đốc của doanh nghiệp.
Ông Hậu còn là đại diện pháp luật của một số doanh nghiệp khác như Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc Khánh, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long, Công ty TNHH Một thành viên khu đô thị Bàu Giang, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng công nghiệp Phúc Sơn.
Ông Nguyễn Văn Hậu là đại diện pháp luật của một số doanh nghiệp (Ảnh: Masothue).
Theo thông tin tự giới thiệu, tiền thân của Công ty cổ phần Tập Đoàn Phúc Sơn là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Phúc Sơn được thành lập vào tháng 1/2004. Đến tháng 8/2009, doanh nghiệp được đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng đô thị Phúc Sơn.
Từ tháng 7/2010, công ty này đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và hoạt động dưới tên gọi này cho đến nay.
Thông tin chúng tôi có được, thời điểm mới thành lập tập đoàn này có vốn điều lệ ở mức 129,8 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm ông Nguyễn Văn Hậu (góp 109,8 tỷ đồng, tương đương 84,6% vốn góp), bà Ngô Thị Thanh Nhàn (góp 15 tỷ đồng, tương đương 11,5% vốn) và ông Nguyễn Thanh Tùng (góp 5 tỷ đồng, tương đương 3,9% vốn). Cả 3 người đều thường trú thôn Phúc Lập, xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tập đoàn Phúc Sơn có vốn điều lệ khoảng 129,8 tỷ đồng tại thời điểm mới thành lập (Ảnh chụp màn hình).
Giai đoạn 2015-2022, tập đoàn này liên tục thay đổi đăng ký kinh doanh và tăng vốn khủng. Cụ thể, tháng 1/2015, doanh nghiệp tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng, vốn pháp định 6.000 tỷ đồng. Trong đó ông Hậu góp 480 tỷ đồng, nâng mức sở hữu lên 96%. Phần góp vốn của 2 cổ đông còn lại không thay đổi.
Đến tháng 11/2015, tập đoàn này tiếp tục tăng vốn lên 1.500 tỷ đồng, ông Hậu góp 1.480 tỷ đồng. Đến tháng 2/2017, công ty này đăng ký tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng, ông Hậu góp 1.980 tỷ đồng (99% vốn điều lệ).
Tập đoàn này tăng vốn khủng lên 2.000 tỷ đồng vào năm 2017 (Ảnh chụp màn hình).
Sau đó doanh nghiệp này giảm vốn điều lệ về 1.930 tỷ đồng rồi lại nâng lên mức 2.000 tỷ đồng vào tháng 2/2022. Tuy nhiên trong bản thay đổi đăng ký kinh doanh vào tháng 5/2022, doanh nghiệp cho biết giảm vốn từ 4.000 tỷ đồng xuống còn 1.600 tỷ đồng. Trong bản đăng ký kinh doanh mới nhất, vốn điều lệ của Phúc Sơn là 1.600 tỷ đồng.
Thông tin về vốn điều lệ của Tập đoàn Phúc Sơn (Ảnh chụp màn hình).
Theo thông tin tự giới thiệu, công ty này có 2 mảng hoạt động chính gồm bất động sản và xây lắp. Trong đó bất động sản là lĩnh vực kinh doanh then chốt được đơn vị này phát triển từ năm 2008 khi bắt đầu triển khai đầu tư Dự án khu nhà ở Phúc Sơn.
Tập đoàn này nổi lên từ năm 2017 với việc được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện 3 dự án giao thông tại TP Nha Trang với tổng mức đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng. Đổi lại, tập đoàn được giao hơn 20ha đất thuộc dự án Khu trung tâm thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang (sân bay Nha Trang cũ).
Một số dự án được đơn vị này triển khai như khu Ƭrung tâm thương mại và Nhà ở Phúc Sơn tại huyện Vĩnh Ƭường, tỉnh Vĩnh Phúc với quy mô 130hɑ; Khu nhà ở cho người có thu thập nhấp 15 tầng TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và Khu đô thị hɑi bên đường Phù Đổng tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với quy mô 149hɑ.
Đơn vị này cũng là nhà thầu chính trong việc tu bổ nâng cấp khu Ɗi tích Lịch sử Đền Hùng, tỉnh Ƥhú Ƭhọ.