Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP về luật kinh doanh xăng dầu quy định xuất nhập khẩu xăng dầu trong quản lý kinh doanh xăng dầu.
Đối với xăng dầu, thời hạn lưu giữ tại Việt Nam là bao lâu?
Xăng dầu được kinh doanh tạm nhập. tái xuất sẽ lưu giữ tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải tạm nhập. Nếu muốn kéo dài thời hạn, thương nhân phải có văn bản đề nghị gia hạn gửi ra Chi cục Hải quan – nơi đã thực hiện thủ tục tạm nhập.
Mỗi lần gia hạn không quá 30 ngày và không quá 2 lần gia hạn cho lô hàng xăng dầu tạm nhập, tái xuất. Nếu quá thời hạn, thương nhân phải tái xuất hàng hoá ra khỏi Việt Nam hoặc sẽ bị tiêu huỷ.
Thủ tục tạm nhập tái xuất xăng dầu đi Lào
Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành gửi hồ sơ đề nghị làm thủ tục hải quan đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất sang Lào
Bước 2: Chi cục Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, lập phiếu theo dõi trừ lùi khi làm thủ tục tái xuất, thực hiện thanh khoản và hoàn thuế tờ khai tạm nhập theo quy định trong vòng 7 ngày
Bước 3: Thực hiện thanh khoản tờ khai tạm nhập theo quy định. Và nộp thuế theo quy định.
Trên đây là thủ tục tạm nhập tái xuất xăng dầu đi Lào và những thông tin liên quan đến việc tạm nhập tái xuất xăng dầu đi Lào. Hi vọng với bài viết này sẽ đem lại những kiến thức bổ ích. Nếu cần được hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi – Vận chuyển Lào Việt qua HOTLINE 0936 377 386 để được giải đáp nhé!
Hiện tôi sẽ chịu trách nhiệm quản lý nội dung của Vận chuyển Lào Việt. Với niềm đam mê cùng kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics, tôi tự tin sẽ mang đến bạn những nội dung chất lượng nhất.
Xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu
Theo Điều 35 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu:
1. Chỉ có thương nhân đầu mối được xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
2. Chỉ có thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
3. Chỉ có thương nhân sản xuất được gia công xuất khẩu xăng dầu.
4. Kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu gồm những loại hình sau:
a) Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu xăng dầu ra khỏi Việt Nam.
b) Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và bán xăng dầu cho thương nhân thuộc các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam như khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu bảo thuế, khu thương mại công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong đó quy định quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các khu vực này với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác.
5. Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam để bán cho các đối tượng sau đây cũng được áp dụng các quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu:
a) Máy bay của các hãng hàng không nước ngoài cập cảng hàng không Việt Nam, máy bay của các hãng hàng không Việt Nam bay trên các tuyến bay quốc tế xuất cảnh.
b) Tàu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam, tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh.
6. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động:
a) Nhập khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
b) Xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
c) Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
d) Gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
7. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hoạt động:
a) Nhập khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
b) Xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
c) Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan xăng dầu và nguyên liệu.
d) Gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
Thủ tục đăng ký hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu
Điều 34 Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi về luật kinh doanh xăng dầu quy định như sau:
1. Hàng năm, trên cơ sở tình hình tiêu thụ xăng dầu trong năm và kế hoạch phát triển trong năm tiếp theo, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đăng ký tổng nguồn xăng dầu tối thiểu với Bộ Công Thương.
2. Hồ sơ đăng ký là 01 bộ, gồm có:
a) Công văn đề nghị trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại xăng dầu đăng ký được giao tổng nguồn tối thiểu.
b) Báo cáo tình hình kinh doanh xăng dầu của đơn vị trong năm.
Quy định về thuế nhập khẩu xăng dầu
Điều 36 Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định:
Căn cứ khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, các cam kết quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các chỉ tiêu cân đối vĩ mô và dự báo giá xăng dầu thế giới, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ổn định đối với từng chủng loại xăng dầu, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
Hãy ĐĂNG KÝ NGAY để được tư vấn các giải pháp quản lý cửa hàng xăng dầu tốt nhất từ PIACOM.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Bạn đang muốn tìm hiểu về thủ tục tạm nhập tái xuất xăng dầu đi Lào? Bạn không biết phải chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết nào để làm thủ tục? Hãy đọc ngay bài viết sau đây của Vận chuyển Lào Việt để được giải đáp nhé!
Tạm nhập tái xuất xăng dầu đi Lào là gì?
Tạm nhập tái xuất xăng dầu đi Lào là xăng dầu được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu đặc biệt ở trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật khi vào Việt Nam, bắt buộc phải làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính mặt hàng xăng dầu đó qua Lào.
Cần chuẩn bị hồ sơ gì để làm thủ tục tạm nhập tái xuất xăng dầu đi Lào?
Để làm thủ tục tạm nhập tái xuất xăng dầu đi Lào, các thương nhân cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
Lưu ý: Bạn cần lưu giữ lại bộ hồ sơ tạm nhập để đối chiếu khi làm thủ tục tái xuất.
Khi làm thủ tục tái xuất, thương nhân khai báo thông tin về số tờ khai tạm nhập, số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với từng dòng hàng tái xuất để hệ thống theo dõi trừ lùi; Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ khai tạm nhập tương ứng.
Đối tượng nào được kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu đi Lào?
Theo khoản 1 điều 35 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, chỉ có thương nhân có giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng đầu được tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.