Dãy núi Trường Sơn, hoặc gọi dãy núi Trung Kì (chữ Pháp: chaîne Annamitique, cordillère Annamitique), là dãy núi chủ yếu ở bán đảo Đông Dương, dài chừng 1.100 kilômét, là đường phân thủy của sông Mê Kông và hệ thống sông ngòi đổ vào biển Đông, đi song song với bờ biển, về tổng thể hiện ra hình vòng cung thoai thoải theo hướng tây bắc - đông nam, cũng là dải núi dài phân chia ranh giới Việt Nam và Lào, chỗ này là rừng thường xanh ẩm, do đó có danh hiệu là "hành lang xanh", dãy Trường Sơn là nơi có cánh rừng nhiệt đới liền mạch lớn Châu Á. Cấu tạo địa chất phức tạp, đoạn phía bắc chủ yếu là đá vôi, sa thạch, đá hoa cương và đá gơnai tạo thành; đoạn phía nam có nếp uốn làm lộ ra nền đá aplit, ở một ít khu vực chúng nó bị dòng dung nham bazan che lấp, cao nguyên do dòng dung nham hình thành có cao nguyên Bolaven ở miền nam Lào, cao nguyên Kon Tum và cao nguyên Đà Lạt ở miền nam Việt Nam.
Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:
Việt Nam quốc hiệu chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Tây giáp Lào và Campuchia.
Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan.
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích Việt Nam nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Trong đó nước ta đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Chủ yếu là địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, từ 1000 – 2000m núi trung bình 14%, trên 2000m núi cao chỉ có 1%.
Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến cổ làm trẻ lại tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo chiều cao. Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa rất đa dạng.
Cấu trúc địa hình Việt Nam gồm 2 hướng chính là hướng Tây Bắc Đông Nam và hướng vòng cung.
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam điển hình là vùng núi Trường Sơn Bắc, Tây Bắc.
+ Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc, Trường Sơn Nam.
Vùng núi Trường Sơn Bắc (thuộc Bắc Trung Bộ) giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam.
Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu: phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế, ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đối núi thấp Quảng Trị. Mạch núi cuối cùng (dãy Bạch Mã) đâm ngang ra biển là ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam.
Do đó đáp án đúng cho câu hỏi đặc điểm chung của vùng đồi núi trường sơn bắc là gì là đáp án C. Đặc điểm chung của vùng đồi núi trường sơn bắc là gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam.
Như chúng ta đã thấy, Việt Nam là nước có lịch sử địa chất kiến tạo rất lâu dài và trải qua nhiều kiến tạo lớn đồng thời nước ta lại nằm tại vị trí tiếp giáp với Địa Trung Hải và Thái Bình Dương nên có thể dễ dàng nhận thấy nước có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú.
Trên cả nước có tới hơn 5000 quặng tụ và tụ khoáng của 60 loại khoáng sản khác nhau và phần lớn các loại khoáng sản đều có trữ lượng vừa và nhỏ. Nếu tính đến trữ lượng lớn thì phải chỉ đến sắt, than đá, dầu mỏ, apatit, đá vôi,…Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú vì thế nước ta có rất nhiều thuận lợi trong việc khai thác và sử dụng hợp lý chúng để tạo ra nguồn năng lượng và vật liệu xây dựng,…để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người.
Tồn tại song song với những thuận lợi đó chính là những khó khăn mà chúng ta gặp phải.
Xem thêm: Môi trường biển đang dần bị ô nhiễm
Tuy nhiên, hiện nay dường như chúng ta đã khai thác quá nhiều khoáng chất dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trường ví như dòng sông Tây Ninh, Quảng Tây đã trở thành suối máu sau khi khai thác boxit tại đây hay nhiều dòng sông, suối cũng bị ô nhiễm trầm trọng khi có hoạt động khai thác than ở đó.
Hình ảnh: khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường
Khoáng sản là một loại tài nguyên không thể tái tạo được và có số lượng còn hạn chế trong lòng đất chính vì thế cần phải có chiến lược quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý để giúp sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước.
Dãy Hoàng Liên Sơn - Ảnh: Shutterstock
Trong các cuộc chiến tranh, chuẩn bị hậu cần đầy đủ, từ đồ ăn, đồ uống tới quân trang, luôn là điều kiện tiên quyết để giành chiến thắng. Vũ khí, đồ ăn có thể đem theo, nhưng nước chủ yếu phải dựa vào nguồn tại chỗ.
Với Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong kháng chiến chống Pháp, cái “bình toong” (bidon) chưa thông dụng, người lính thường phải sáng tác đủ các dụng cụ để đem nước theo khi chiến đấu, như túi nilon, ống tre, bao da, gùi sơn kín… Sang thời chống Mỹ, trang bị của bộ đội đã có chiếc “bình toong” nhưng cũng chỉ chứa được một lít nước. Trong hành quân đường dài chắc chắn nó không đủ phục vụ nhu cầu uống của người lính, chưa nói tới những nhu cầu khác như tắm rửa, nấu nướng, giặt giũ.
Do đó, những người lính luôn được truyền lại các kinh nghiệm để tiết kiệm nước, không dùng nhanh hết nước trong bidon. Vì chỉ cần qua vài cuộc hành quân, vượt những sườn núi khô cằn, người lính sẽ hiểu giọt nước quý giá thế nào.
Trong hồi ký “Miền sóng vỗ”, Phó Đô đốc Hải quân Mai Xuân Vĩnh, khi còn là cán bộ bộ binh ở Tiểu đoàn 436, Trung đoàn 101, tách từ Đại đoàn 325 đi làm nhiệm vụ độc lập tại Lào, viết: “Hành quân trên chiến trường Lào và Campuchia hầu hết là đi đường trong rừng, chủ yếu là rừng thưa có nhiều cây dầu rái và ụ mối. Mùa khô nắng nóng cháy cỏ cây, có khi đi cả ngày không hề gặp một khe suối nào còn nước. Mùa mưa anh em phải vượt suối vượt khe, nước chảy xiết. Hành quân từ Vơn Xai đến Xiêm Pạng gặp hôm trời nóng như nung, từ sáng sớm đến chiều tối vẫn không tìm đâu ra một ít nước để nấu cơm. Bộ đội khát nước quá, nhiều người khi gần đến đích đã lả đi. Người tới trước gặp suối phải quay lại tiếp nước cho người đi sau”.
Trong cuốn hồi ức “Chiến sĩ trinh sát”, tác giả Từ Văn Chiến, nguyên Tiểu đội trưởng tiểu đội trinh sát, Đại đội trinh sát thuộc Sư đoàn 2, quân giải phóng miền Nam, đã kể lại về nỗi cực nhọc khi hành quân trên đường thiếu nước. Cảm giác của người lính sau những ngày khát khô cổ họng, bỗng gặp nước, thật không hạnh phúc nào bằng: “Tôi nghe như có tiếng nước róc rách, mừng rơn, sờ tay xuống đất đá cỏ cây lổn nhổn, ẩm ướt. Nhấc một hòn đá ra tạo thành cái vuông có nước đọng lại, tôi khum hai bàn tay vục uống mấy ngụm, tuy có ngang một chút nhưng mát cổ họng, mát tận ruột, nhẹ cả người, mệt mỏi gần như biến hết”.
Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp trong hồi ký “Ký ức Tây Nguyên” cũng kể về những gian nan, vất vả của người lính chiến Trung đoàn 33, khi bước vào trận Pleime tháng 10/1965: “Tôi còn nhớ Chính trị viên phó Đại đội 1 nắm được bốn chiến sĩ khi về đến Sở chỉ huy Trung đoàn giơ hai tay nói: “Trận địa đã biến thành sa mạc rồi!”.
“Anh ta nào có biết, trong khi đó cán bộ, chiến sĩ Tiểu đội 9 Trung đội 3 thuộc Đại đội 1 vẫn kiên cường dựa chắc vào công sự hàm ếch trong những bụi cây mắc cỡ kín đáo chịu đói, chịu khát. Anh em phải dùng nước tiểu của nhau uống lấy sức chờ địch đến gần 20, 25 mét mới nổ súng diệt hàng chục tên”.
Đại úy Lê Ngọc Túc, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật, Cục Xăng dầu, Tổng Cục Hậu cần, người thường xuyên theo các tuyến đường ống xăng dầu dọc dãy Trường Sơn cũng cho biết, trên con đường nghìn dặm của bộ đội đường ống, nước là thứ quan trọng nhất. Vì ăn có thể thiếu, hết lương thực còn có thể tìm được củ, quả, thậm chí cây rừng để ăn chống đói. Nhưng nước luôn phải đủ, vì không được cung cấp đủ nước, bộ đội sẽ kiệt sức.
Ông kể: “Mùa nắng, một tuần hay nửa tháng bộ đội mới được “tắm khô” một lần. Người này dùng áo chà xát lên lưng người kia cho đã ngứa và bong hết ghét. Một lúc sau, chỉ cần phơi lưng ra nơi gió mạnh là sạch bong!
Chúng tôi vừa kì khô cho nhau, miệng vừa ca:
Cứ thế, dù gian khổ, nhưng cuộc đời người lính chúng tôi nụ cười luôn được nở như hoa phong lan tươi thắm nở đầy trên các thân cây cổ thụ giữa đại ngàn Trường Sơn”.
Trong khi đó, bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên nhiều lần chứng kiến các vị trí đóng quân của lính Mỹ, chiều chiều có máy bay trực thăng chở nước tới phục vụ, có khi máy bay còn “bay treo” xả nước để binh lính tắm táp. Hoặc khi thu được chiến lợi phẩm từ lính Mỹ, bộ đội nhận thấy họ có những gói thuốc dùng để lọc nước suối, nước đọng từ hố… cho sạch rồi mới sử dụng.
Ông Lê Ngọc Túc kể lại hành trình lấy nước của bộ đội Trường Sơn, ở những trạm đóng quân trên sườn núi không gần con suối nào.
“Khi đóng quân ở những vị trí không có nước, để có nước uống, chúng tôi đều phải thay nhau từ trên đỉnh Trường Sơn cao hơn cả cây số, xuống Đá Bàn, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, để đi tìm nước. Có đến ba, bốn chỏm núi vây quanh lấy một thung lũng ở giữa. Ở đó có cây, cỏ thấp, xanh non tươi tốt trong khi chỗ khác cây úa vàng, nhìn là biết chỉ ở đây mới có nước. Chúng tôi đào khoét từng hố sâu 30-50 cm, và phải đào 15-20 hố mới gặp một vài hố có nước. Ban đầu nước chỉ rỉ ra từng giọt, tí tách. Chúng tôi dùng đá đánh dấu, năm, bảy hôm sau quay lại, có hố vẫn khô reng, nhưng có ‘giếng’ nước trong vắt tràn ra xa. Mỗi tiểu đội đều chuẩn bị 2-3 giếng, cách xa nhau tới 5-7 km. Nhờ những giếng này mà chúng tôi đủ cho nhu cầu tắm giặt tại giếng, sau đó múc vào bidon, ống tre… tải về nơi đóng quân để nấu nướng”.
Ngoài ra, những cơn mưa rào giữa đại ngàn Trường Sơn cũng thường xuyên cung cấp cho bộ đội lượng nước để sinh hoạt. Mỗi khi trời mưa, bộ đội dùng áo mưa, tăng bạt căng ra để hứng nước. Tuy nhiên nếu ở dưới tán rừng, thì trên lá cây có thể còn dính nhiều chất độc hóa học do không quân Mỹ rải, vì vậy, bộ đội phải bỏ đi những đợt nước đầu, phải chờ mưa một lúc mới lấy nước để dùng. Nước sạch sẽ được trữ vào ống tre, hoặc đào hố lót nilon, có nắp đậy để dự trữ, dùng dần.
Còn nếu địa bàn đóng quân gần suối thì quá tiện. Nhưng vào mùa mưa, dưới suối có nhiều loại lá cây có thể có độc như lá cây gỗ lim... Muốn lấy nước ăn, bộ đội phải để một người uống thử một ít trước, sau khoảng 30-40 phút, nếu không bị đau bụng hay khó chịu, mới để cả đơn vị dùng.
Dọc tuyến đường ống xăng dầu xuyên dải Trường Sơn, những trạm bơm ở vị trí thấp, dễ tiếp cận nguồn nước, chỉ huy thường bố trí chị em nữ, nhờ đó, tuy chị em trong chiến tranh cũng chịu nhiều cực khổ, nhưng phần nào đỡ hơn cảnh thiếu nước của anh em ở tuyến trên cao.
“Bộ đội hành quân, đóng quân, lập trạm xuyên rừng, trên núi cao trên ngàn mét. Vậy mà duy trì được tuyến đường Hồ Chí Minh, gồm cả đường hành quân, đường xe tải chở hàng, cả đường ống xăng dầu suốt bao năm tháng, nghĩ lại về chuyện khắc phục cái ăn cái uống cho bộ đội, thật sự chúng tôi nghĩ bộ đội ta quả là ngoan cường biết bao. Phải trải qua bao hy sinh, bao xương máu mới có ngày toàn thắng”, ông Túc bùi ngùi nhớ lại.