Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Ngành Kinh tế quốc tế là gì?

Ngành Kinh tế quốc tế (International Economics) là một ngành học chuyên nghiên cứu về sự liên kết, phụ thuộc, tác động lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Nói theo cách khác thì ngành Kinh tế quốc tế nghiên cứu về việc thực hiện các hoạt động kinh doanh, giao dịch sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ giữa các quốc gia trên thế giới, nhằm mục đích đạt được lợi ích về kinh tế của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp kinh tế. Chính vì lẽ đó mà Kinh tế quốc tế là một lĩnh vực mang tính toàn cầu.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều bạn nhầm lẫn ngành Kinh tế quốc tế với ngành Kinh doanh quốc tế. Bạn có thể phân biệt hai ngành này như sau:

– Kinh tế quốc tế là một chuyên ngành thuộc nhóm ngành kinh tế học, trong khi đó Kinh doanh quốc tế thuộc nhóm ngành kinh doanh.

– Về bản chất thì ngành Kinh tế quốc tế thiên về việc nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, nên sẽ nghiêng nhiều hơn về góc độ quản lý nhà nước, nghiên cứu ở tầm vĩ mô về các hoạt động kinh doanh, kinh tế đối ngoại cùng các đối tác công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó, ngành Kinh doanh quốc tế thiên về đào tạo các kiến thức quản trị kinh doanh và các lĩnh vực kinh doanh quốc tế tiêu biểu như đầu tư quốc tế, vận tải quốc tế, logistic, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế…

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp DAV

Tương lai nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế tại DAV vô cùng rộng mở với nhiều vị trí tốt và mức lương rất hấp dẫn. Cụ thể, sinh viên ngành này có thể đảm nhận tốt các vị trí công việc như:

– Làm chuyên viên phân tích và tư vấn chính sách, chuyên viên hỗ trợ hoạch định chính sách trong lĩnh vực tài chính quốc tế, thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài.

– Làm chuyên viên phân tích và tư vấn các dự án quốc tế tại các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Liên Hiệp Quốc (UN), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),… hoặc tại các tổ chức phi chính phủ (iNGOs).

– Làm nhân viên kinh doanh quốc tế; hoặc nhân viên xuất nhập khẩu.

– Làm chuyên viên nghiên cứu thị trường; chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế; chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng; chuyên viên marketing quốc tế; chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế; chuyên viên xúc tiến thương mại…

– Làm nghiên cứu viên hoặc giảng viên tại các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở giáo dục có liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế.

Với các vị trí công việc trên, bạn có thể làm việc tại các đơn vị, tổ chức sau:

– Các doanh nghiệp, ngân hàng, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế.

– Các cơ quan nhà nước như Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng,… hoặc tại các cơ quan địa phương như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ,…

– Các trường đại học, cao đẳng trong nước và quốc tế về lĩnh vực kinh tế quốc tế.

– Sinh viên cũng có thể tiếp tục học lên bậc sau Đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) thuộc các chuyên ngành Kinh tế Quốc tế, Thương mại Quốc tế, Tài chính Quốc tế, Kinh doanh Quốc tế,… tại các trường trong nước hoặc quốc tế.

Trên đây bài viết “Review ngành Kinh tế quốc tế Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV): Ngành học “hot” tương lai không sợ “thất nghiệp” đã đưa ra những thông tin cần thiết về ngành Kinh tế quốc tế của DAV. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn có thể xác định được đúng ngành nghề mà mình muốn theo đuổi.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

1. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc tế theo định hướng nghiên cứu cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu về luật quốc tế và các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực đối ngoại và luật quốc tế, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay.

Học viên được trang bị kiến thức một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên ngành Luật quốc tế, đồng thời tăng cường các kiến thức liên ngành về Kinh tế quốc tế, Quan hệ quốc tế và tiếng Anh chuyên ngành.

Học viên được cung cấp các kiến thức chuyên sâu và cập nhật về công pháp và tư pháp quốc tế, những vấn đề nâng cao của luật thương mại quốc tế, luật sở hữu trí tuệ quốc tế, luật các tổ chức quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp biển đảo theo luật quốc tế hiện đại … các vấn đề khu vực và toàn cầu, các xu hướng phát triển của luật quốc tế.

Học viên được đào tạo và rèn luyện tư duy phản biện mang tính khoa học, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu pháp lý, các phương pháp đa ngành và liên ngành nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan tới các lĩnh vực khác nhau của luật quốc tế. Từ đó, nâng cao năng lực phân tích, tổng hợp và đánh giá các vấn đề trong lĩnh vực luật quốc tế cho học viên.

Học viên được rèn luyện và phát huy khả năng nghiên cứu độc lập.

Có kỹ năng thuyết trình tại các hội nghị, hội thảo, diễn đàn pháp lý quốc tế.

c. Về công việc có thể đảm nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp

Nghiên cứu và giảng dạy về các vấn đề trong lĩnh vực pháp luật quốc tế ở bậc đại học tại các viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.

Công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, công tác pháp chế tại các Bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan an ninh, quốc phòng.

Nghiên cứu và phân tích các vấn đề luật pháp quốc tế tại các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài nước cũng như các công ty tư vấn có liên quan đến các vấn đề pháp luật.

Làm việc trong các cơ quan đại diện của nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài, các liên doanh và doanh nghiệp tư nhân….

Người học sau khi tốt nghiệp trình độ thạc sĩ đạt được các yêu cầu sau:

Củng cố nhận thức cơ sở lý luận triết học của đường lối cách mạng Việt Nam, nắm vững các kiến thức nâng cao về triết học Mác-Lenin trong giai đoạn hiện nay.

Nắm vững những kiến thức mang tính liên ngành về các vấn đề đối ngoại của Việt Nam, các vấn đề khu vực và toàn cầu, cũng như xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế.

Nắm vững những kiến thức chuyên sâu về công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế, các vấn đề đương đại của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực thương mại, sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, kiến thức chuyên sâu liên quan tới cơ chế giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, tranh chấp kinh tế quốc tế.

Kỹ năng chuyên môn: Người học biết, nắm vững các kỹ năng cơ bản trong nghiên cứu khoa học pháp lý (kỹ năng phát hiện vấn đề, giải quyết hoàn chỉnh các vấn đề về mặt lý luận trong khoa học pháp lý); bước đầu tiếp cận với các kỹ năng cơ bản trong thực hành pháp luật và tư vấn chính sách. Người học có kỹ năng phân tích, tranh luận, trình trình bày các ý kiến, lập luận pháp lý.

Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm: Người học biết cách tương tác, phối hợp trong làm việc nhóm hoặc có khả năng làm việc độc lập khi thực hiện các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp.

Về ngoại ngữ: Người học có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân, có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ, có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.

Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu, tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Có thái độ nghiêm túc, đúng đắn về nghề nghiệp và luôn tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp; có trách nhiệm công dân, có ý thức tự giác tuân thủ pháp luật và chủ động tuyên truyền, vận động người khác tuân thủ pháp luật.

Có phẩm chất chính trị vững vàng, có thái độ sẵn sàng phục vụ cộng đồng trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn nghề nghiệp.

Có năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức vào nghiên cứu một vấn đề và trong các hoạt động thực tiễn một cách chủ động, khoa học, linh hoạt và sáng tạo.

Có thái độ chủ động cập nhật kiến thức, tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, có tinh thần phản biện, ý thức sáng tạo và tự tin trong công việc.

Có khả năng phát hiện ra các vấn đề mới và dẫn dắt nhóm nghiên cứu; có khả năng nghiên cứu độc lập.

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc tế theo định hướng nghiên cứu, người học có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

3. THỜI GIAN ĐÀO TẠO VÀ KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA:

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao được thiết kế trong 2 năm, gồm 4 học kỳ.

- Phương pháp nghiên cứu khoa học: 3 tín chỉ

3.2. Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành:

- Gồm 06 học phần bắt buộc: 21 tín chỉ.

- Gồm 07 học phần tự chọn: 24 tín chỉ.

- Học viên phải hoàn thành tối thiểu 51 tín chỉ.

- Luận văn thạc sĩ định hướng nghiên cứu tương đương 14 tín chỉ.

4. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH:

Theo quy định ở Điều 8 Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao ban hành theo Quyết định số 709/QĐ-HVNG ngày  02/10/2014 của Giám đốc Học viện Ngoại giao.

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP:

Thực hiện theo Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao ban hành theo Quyết định số 709/QĐ-HVNG ngày  02/10/2014 của Giám đốc Học viện Ngoại giao.

Học viên tốt nghiệp được cấp bằng Thạc sĩ Luật Quốc tế (Master Degree in International Law).

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc tế, định hướng nghiên cứu

- Điều kiện tổ chức lớp: Khối kiến thức tự chọn phải có ít nhất 25 học viên/lớp.

- Cố vấn học tập: Phòng Đào tạo sau Đại học phối hợp với các Khoa chuyên môn hướng dẫn học viên đăng ký vào đầu mỗi học kỳ.

- Lịch học có thể thay đổi theo điều kiện thực tế.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

1. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc tế theo định hướng ứng dụng giúp người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực đối ngoại và luật quốc tế; sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng phát huy và sử dụng kiến thức về luật quốc tế vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc một cách độc lập, tự giác, sáng tạo và hiệu quả; có khả năng thích ứng linh hoạt và hiệu quả trước thực tiễn yêu cầu công việc ngày càng cao của hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế nhằm phục vụ một cách có hiệu quả công cuộc hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước.

Học viên được trang bị kiến thức một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên ngành Luật quốc tế, đồng thời tăng cường các kiến thức liên ngành về Kinh tế quốc tế, Quan hệ quốc tế và tiếng Anh chuyên ngành.

Học viên được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về công pháp và tư pháp quốc tế, những vấn đề trong thực tiễn ứng dụng của luật thương mại quốc tế, luật sở hữu trí tuệ quốc tế, luật các tổ chức quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp biển đảo theo luật quốc tế hiện đại … và cập nhật các vấn đề khu vực và toàn cầu, các xu hướng phát triển của luật quốc tế.

Học viên được đào tạo và rèn luyện tư duy phản biện mang tính khoa học, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu pháp lý, các phương pháp đa ngành và liên ngành nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan tới các lĩnh vực khác nhau của luật quốc tế. Từ đó, nâng cao năng lực phân tích, tổng hợp và đánh giá các vấn đề trong lĩnh vực luật quốc tế cho học viên.

Có kỹ năng thuyết trình tại các hội nghị, hội thảo, diễn đàn pháp lý quốc tế.

c. Về công việc có thể đảm nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp

Các chức danh tư pháp (luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, công chức viên, chấp hành viên, thừa phát lại…)

Công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chính phủ.

Công tác pháp chế tại các Bộ, ngành.

Luật sư nội bộ, cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp; tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp.

Người học sau khi tốt nghiệp trình độ thạc sĩ đạt được các yêu cầu sau:

Củng cố nhận thức cơ sở lý luận triết học của đường lối cách mạng Việt Nam, nắm vững các kiến thức nâng cao về triết học Mác-Lenin trong giai đoạn hiện nay.

Nắm vững những kiến thức mang tính liên ngành về các vấn đề đối ngoại của Việt Nam, các vấn đề khu vực và toàn cầu, cũng như xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế.

Nắm vững và vận dụng được các kiến thức ngành, liên ngành và kiến thức chuyên ngành về pháp luật quốc tế trong hoạt động tư vấn pháp luật, thực hiện công tác pháp chế ở các cơ quan nhà nước, công tác của luật sư, cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý và các hoạt động thực tiễn khác có liên quan tới pháp luật quốc tế.

Nắm vững và vận dựng thành thạo các kỹ năng trong hoạt động xây dựng pháp luật quốc tế, áp dụng pháp luật quốc tế, tư vấn pháp luật quốc tế; có phương pháp và kỹ năng phân tích, tranh luận, trình bày các ý kiến, lập luận pháp lý trong môi trường hành nghề pháp luật.

Có kỹ năng làm việc nhóm chuyên nghiệp, phát triển nhóm và liên kết các nhóm.

Về ngoại ngữ: Người học có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân, có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ, có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.

Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu, tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Có thái độ nghiêm túc, đúng đắn về nghề nghiệp và luôn tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp; có trách nhiệm công dân, có ý thức tự giác tuân thủ pháp luật và chủ động tuyên truyền, vận động người khác tuân thủ pháp luật.

Có phẩm chất chính trị vững vàng, có thái độ sẵn sàng phục vụ cộng đồng trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn nghề nghiệp.

Có năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức vào đánh giá một vấn đề và trong các hoạt động thực tiễn một cách chủ động, khoa học, linh hoạt và sáng tạo.

Có thái độ chủ động cập nhật kiến thức, tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, có tinh thần phản biện, ý thức sáng tạo và tự tin trong công việc.

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc tế theo định hướng ứng dụng, người học có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

3. THỜI GIAN ĐÀO TẠO VÀ KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA:

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao được thiết kế trong 2 năm, gồm 4 học kỳ.

- Phương pháp nghiên cứu khoa học: 3 tín chỉ

3.2. Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành:

- Gồm 08 học phần bắt buộc: 28 tín chỉ.

- Gồm 07 học phần tự chọn: 24 tín chỉ.

- Học viên phải hoàn thành tối thiểu 58 tín chỉ.

- Luận văn thạc sĩ định hướng ứng dụng tương đương 7 tín chỉ.

4. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH:

Theo quy định ở Điều 8 Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao ban hành theo Quyết định số 709/QĐ-HVNG ngày  02/10/2014 của Giám đốc Học viện Ngoại giao.

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP:

Thực hiện theo Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao ban hành theo Quyết định số 709/QĐ-HVNG ngày  02/10/2014 của Giám đốc Học viện Ngoại giao.

Học viên tốt nghiệp được cấp bằng Thạc sĩ Luật Quốc tế (Master Degree in International Law).

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc tế, định hướng ứng dụng

- Điều kiện tổ chức lớp: Khối kiến thức tự chọn phải có ít nhất 25 học viên/lớp.

- Cố vấn học tập: Phòng Đào tạo sau Đại học phối hợp với các Khoa chuyên môn hướng dẫn học viên đăng ký vào đầu mỗi học kỳ.

- Lịch học có thể thay đổi theo điều kiện thực tế.