Hộ khẩu thường trú là gì? Điều kiện, hồ sơ, tài liệu thực hiện đăng ký hộ khẩu thường trú gồm những gì? Cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây.
Hỏi - Đáp về đăng ký hộ khẩu thường trú
Hộ khẩu thường trú là cơ sở phục vụ cho cơ quan đăng ký cấp chứng minh nhân nhân hay thẻ căn cước cho công dân. Bởi vậy, khi kê khai các giấy tờ có liên quan đến địa chỉ thường trú, địa chỉ trên hộ khẩu thường trú luôn được ưu tiên lựa chọn.
Do đó, khi ghi địa chỉ thường trú, công dân nên ghi theo địa chỉ trên sổ hộ khẩu thường trú thay vì ghi theo CMND.
Chỗ ở hiện nay là địa chỉ lưu trú hiện tại của công dân tại thời điểm khai báo hay đăng ký (trên những giấy tờ có yêu cầu cung cấp thông tin chỗ ở hiện tại)
Công dân có thể thay đổi chỗ ở hiện tại liên tục theo nhu cầu, còn hộ khẩu thường trú chỉ được thay đổi trong một số trường hợp nhất định, cụ thể là chuyển nhà (chuyển địa chỉ đến nơi ở mới và nơi ở đó thuộc sự sở hữu hợp pháp của công dân chuyển đến).
Bài viết đã giải đáp những thắc mắc cơ bản về hộ khẩu thường trú là gì và các thông tin, thủ tục liên quan đến đăng ký, cấp mới hộ khẩu thường trú. Hy vọng người đọc có thể hiểu được và áp dụng những thông tin này trong những trường hợp cần thiết.
*Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia.
*Hình ảnh trong bài viết mang tính minh hoạ.
Hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú gồm những gì?
Để đăng ký làm sổ hộ khẩu, mỗi cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ nộp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công dân khi làm sổ cần cung cấp cho cán bộ đầy đủ các giấy tờ như sau:
Quy trình đăng ký hộ khẩu thường trú
Để đăng ký hộ khẩu thường trú, công dân cần tuân thủ theo quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký theo các mục như trên
Người đăng ký hộ khẩu thường trú sẽ mang nộp hồ sơ trực tiếp đến cơ quan Công an xã, thị trấn, phường nơi mình sinh sống. Đối với trường hợp địa phương đó không có đơn vị hành chính cấp xã, công dân sẽ nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú của công dân, cơ quan đăng ký chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ có thiếu sót giấy tờ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo lại cho công dân muốn đăng ký thường trú bổ sung những danh mục còn thiếu. Sau đó, cơ quan sẽ cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho công dân.
Công dân đăng ký thường trú có nghĩa vụ đóng lệ phí đăng ký thường trú theo như quy định của pháp luật.
Công dân sẽ nhận được kết quả chậm nhất sau khoảng 07 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ. Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú chịu trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về địa chỉ thường trú mới của công dân vào cơ sở dữ liệu cư trú, sau đó thông báo cho người đăng ký.
Hình ảnh mẫu sổ hộ khẩu sau khi hoàn thiện và trao đến cho công dân như sau:
Đăng ký hộ khẩu thường trú cần lưu ý những điều gì?
Những điều cần lưu ý khi đăng ký sổ hộ khẩu là gì? Theo Điều 24 Luật cư trú năm 2020, 03 trường hợp công dân sẽ bị xóa đăng ký thường trú bao gồm:
Kể từ ngày 01/7/2020, nhà nước Việt Nam đã bổ sung thêm nhiều trường hợp công dân bị hạn chế quyền đăng ký hộ khẩu thường trú như sau: công dân bị cách ly do có nguy cơ truyền nhiễm bệnh dịch cho cộng đồng, địa điểm khu vực cách ly, phục vụ công tác phòng - chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. Ngoài ra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và áp dụng các biện pháp tạm giữ, tạm giam cũng sẽ bị hạn chế.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Luật Cư trú năm 2020, từ năm 2021 trở đi, sổ hộ khẩu dạng giấy sẽ không được cấp nữa, thay vào đó, công dân sẽ chính thức sử dụng sổ hộ khẩu điện tử. Khi cá nhân, hộ gia đình bị mất, hỏng, rách sổ hộ khẩu hay nội dung trên sổ có sai sót, công dân vẫn có thể tiến hành làm thủ tục xin đổi, cấp lại sổ như bình thường.
Hồ sơ xin cấp lại sổ hộ khẩu mới bao gồm:
Ngoài ra, hiện nay, khi hoàn thiện hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, mỗi cá nhân sẽ được cấp một mã số định danh. Mã số này sẽ xuất hiện trên thẻ căn cước, khi mua bán, làm các giao dịch, đăng ký ôtô, xe máy, khai sinh,... Từ nay, công dân sẽ không cần phải mang cả đống giấy tờ đi nữa, chỉ cần có tấm thẻ này để cán bộ kiểm tra, đối chiếu. Chỉ mất 18 giây, cán bộ sẽ kiểm tra ra kết quả dữ liệu về người đó.
Phương thức này đã thay đổi hoàn toàn cách quản lý trở nên hiện đại hơn, chuyển từ quản lý thủ công sang điện tử. Tuy nhiên thực tế không tồn tại việc bỏ sổ tạm trú, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Phương án của Chính phủ là áp dụng công nghệ thông tin để quản lý thông tin định danh của công dân thay vì quản lý sổ hộ khẩu bằng giấy tồn tại nhiều bất cập. Sổ tạm trú, sổ hộ khẩu, chứng minh thư vẫn còn nguyên giá trị sử dụng.
Như vậy, sổ hộ khẩu mới được tích hợp trên căn cước công dân của cá nhân. Khi công dân cần làm thủ tục, chỉ cần cầm thẻ căn cước đến cho các cán bộ có thẩm quyền kiểm tra, quẹt thẻ là hiện ra giấy tờ đầy đủ.
Điều kiện để có hộ khẩu thường trú
Điều kiện để có hộ khẩu thường trú/được đăng ký thường trú là vấn đề được nhiều người quan tâm ngoài vấn đề về hộ khẩu thường trú là gì.
Theo Điều 20 Luật Cư trú 2020, điều kiện được đăng ký thường trú/có hộ khẩu thường trú trong 3 trường hợp cơ bản tương ứng là có chỗ ở hợp pháp, đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp cho thuê, mượn, ở nhờ như sau:
Đăng ký thường trú khi có chỗ ở hợp pháp
Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình
Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp cho thuê, mượn, ở nhờ
Chỗ ở hợp pháp phải thuộc quyền sở hữu của mình
Nếu thuộc một trong 3 trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú như:
Vợ chồng về ở với nhau, con cái và cha mẹ về ở với nhau;
Người cao tuổi về ở với anh chị em ruột của mình;
Được chủ sở hữu và chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
Bảo đảm diện tích tối thiểu về nhà ở (8m2 sàn/người), mức cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định;
Lưu ý: Điều kiện để đăng ký thường trú trong một số trường hợp đặc biệt khác
Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ: Là người đại diện cơ sở tín ngưỡng, là người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử,... (khoản 4 Điều 20 Luật Cư trú);
Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội: Là người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp và được người đứng đầu/hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý (khoản 5 Điều 20 Luật Cư trú);
Đăng ký thường trú cho người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện: Chủ phương tiện đồng ý; phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định/hoặc có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn;
Đăng ký thường trú của người chưa thành niên: Phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ của họ đồng ý, trừ trường hợp do Tòa án quyết định;
Ngoài ra, Luật Cư trú 2020 có quy định về các địa điểm không được đăng ký thường trú mới tại Điều 23 trừ trường hợp chồng về ở với vợ; vợ về ở với chồng; con về ở với cha, mẹ và cha, mẹ về ở với con.
Như vậy, hộ khẩu thường trú là gì, điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú như thế nào là hai vấn đề thường tồn tại song song và được giải quyết đồng thời với nhau.
Chi tiết các điều kiện đăng ký thường trú được chúng tôi giải đáp ở trên.