Ngày 21/05/2021 Chính phủ đã ký Nghị định số 53/2021/NĐ-CP ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (Hiệp định UKVFTA) giai đoạn 2021 – 2022 và điều kiện được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định UKVFTA.
Biểu thuế Xuất Nhập Khẩu năm 2021 cập nhật ngày 5/10
Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh và Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Hòn Gai đã giới thiệu văn bản mới và cung cấp một số thông tin, tài liệu cho doanh nghiệp. Trong đó có Biểu thuế Xuất Nhập Khẩu 2021 (bản cập nhật đến ngày 05/10/2021)
Biểu thuế này đã cập nhật thêm về chính sách quản lý hàng hóa tại Quyết định số 1182/QĐ-BCT; Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH, 01/2021/TT-BTTTT, 03/2021/TT-BYT…)
Mời mọi người xem và tải file Biểu thuế tại đây.
Xuất nhập khẩu thép của Trung Quốc năm 2021
Nhập khẩu thép bán thành phẩm của Trung Quốc giảm đáng kể, ở mức 32% xuống còn 12,5 triệu tấn trong năm 2021. 75% tổng lượng thép bán thành phẩm nhập khẩu là phôi và khối lượng giảm vừa phải, ở mức 4% so với cùng kỳ xuống còn 9,4 triệu tấn trong năm 2021. Các nguồn chính phôi thép nhập khẩu vào Trung Quốc là từ Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Oman và Iran, theo đó lượng nhập khẩu của mỗi nước vượt một triệu tấn. Nga không phải là nguồn nhập khẩu phôi đối với Trung Quốc trước năm 2019. Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu phôi từ Nga trong những năm Covid 19 và khối lượng đáng kể là 1,5 triệu tấn năm 2020 và giảm xuống còn nửa triệu tấn trong năm 2021. Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu phôi từ Ukraine trong năm 2020, ở mức nửa triệu tấn. Tuy nhiên, khối lượng đã giảm một nửa trong năm 2021.
Mặt khác, nhập khẩu phôi tấm giảm đáng kể, từ 7,3 triệu tấn năm 2020 xuống còn 2,4 triệu tấn năm 2021. Các nguồn phôi tấm chính là Indonesia, Việt Nam và Nga. Nhập khẩu từ Indonesia được cho là từ PT Dexin Steel. Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu phôi tấm từ Nga trong năm 2019, ở mức 132.184 tấn. Khối lượng nhập khẩu tăng vọt lên 1,7 triệu tấn vào năm 2020 và giảm xuống 248.907 tấn năm 2021.
Nhập khẩu thép hình và thép cuộn vào Trung Quốc giảm lần lượt 2% và 10%. Trong khi đó, nhập khẩu thép thanh tăng đáng kể, 26% so với cùng kỳ lên 3,6 triệu tấn. Nhật Bản là nguồn chính đối với nhập khẩu thép hình của Trung Quốc. Đối với thép cuộn và thép thanh, Malaysia là nguồn nhập khẩu lớn nhất. Đây có thể là nguồn cung từ đầu tư thép của Trung Quốc vào Malaysia.
Nhập khẩu sản phẩm thép dẹt của Trung Quốc giảm đáng kể trong hầu hết các sản phẩm. Nhập khẩu thép tấm (HRP) giảm 36% so với cùng kỳ xuống còn 1,6 triệu tấn. Nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) giảm 65% so với cùng kỳ xuống 2,6 triệu tấn trong năm 2021. Các nguồn nhập khẩu HRP và HRC chính là Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhập khẩu thép cuộn cán nguội (CRC) giảm 11% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 3,3 triệu tấn trong năm 2021. Các nguồn nhập khẩu chính là Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Đài Loan.
Nhập khẩu tôn mạ kẽm, tấm tráng thiếc và không chứa thiếc của Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng dương lần lượt là 19% và 21%. Tuy nhiên, nhập khẩu tôn mạ kẽm nhúng nóng, tôn mạ kẽm, tôn mạ màu và các loại tôn mạ khác lại giảm ở mức vừa phải. Nhập khẩu cả ống không hàn và ống hàn lần lượt giảm 14% và 2%.
Xuất khẩu thép bán thành phẩm của Trung Quốc ở mức thấp là 35.994 tấn trong năm 2021. Xuất khẩu thép hình giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 1,7 triệu tấn. 60% xuất khẩu thép hình là thép hình hợp kim. Phần lớn xuất khẩu được gửi đến Hồng Kông, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Indonesia và Myanmar.
Xuất khẩu thép thanh tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước lên 4,8 triệu tấn trong năm 2021. 70% lượng xuất khẩu là thép thanh hợp kim. Một phần tư số thép thanh xuất khẩu là đến Hàn Quốc. Xuất khẩu thép cuộn của Trung Quốc tăng 11% so với cùng kỳ năm trước lên 3,3 triệu tấn và 80% trong số đó là thép cuộn hợp kim. Các thị trường xuất khẩu thép cuộn chính là Hàn Quốc và các nước ASEAN.
Xuất khẩu thép tấm từ Trung Quốc giảm nhẹ, ở mức 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thép tấm cácbon tăng từ 149.247 tấn lên 1,3 triệu tấn trong khi xuất khẩu tấm hợp kim giảm từ 3 triệu tấn xuống 1,8 triệu tấn. Người ta cho rằng đây là sự điều chỉnh của báo cáo xuất khẩu. Các điểm đến chính là Việt Nam và Hàn Quốc.
Mặt khác, xuất khẩu thép cuộn cán nóng tăng gần gấp đôi về lượng lên 10,8 triệu tấn trong năm 2021. Trung Quốc xuất khẩu HRC sang nhiều nước khác nhau, chủ yếu là Việt Nam, Hàn Quốc, Pakistan và Ả Rập Xê Út.
Trung Quốc xuất khẩu thép cuộn cán nguội sang nhiều nước và khối lượng tăng gần gấp đôi lên 8,8 triệu tấn trong năm 2021. Các thị trường chính là Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Brazil và Ấn Độ.
Đối với tấm mạ phủ, nhiều mặt hàng xuất khẩu tấm phủ, bao gồm tấm mạ kẽm, tấm tráng thiếc và không chứa thiếc và các tấm mạ khác tăng đáng kể, ở mức 20-66% so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, xuất khẩu tôn mạ màu giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Các điểm đến chính là Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, Brazil, Indonesia và Việt Nam.
Xuất khẩu cả ống không hàn và ống hàn của Trung Quốc đều tăng vừa phải, ở mức 4-5% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc xuất khẩu ống thép đi nhiều nước, chủ yếu là các nước ASEAN, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi.
Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 12-2021 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2021 đạt 668,55 tỷ USD, tăng 22,6% (tương ứng tăng 123,23 tỷ USD) so với năm 2020.
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 463,43 tỷ USD, tăng 24,6% (tương ứng tăng 91,55 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 205,12 tỷ USD, tăng 18,3% (tương ứng tăng 31,67 tỷ USD) so với năm trước.
Trong kỳ 2 tháng 12-2021, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 2,6 tỷ USD. Tính chung trong năm 2021, cán cân thương mại thặng dư 4,08 tỷ USD.
Cụ thể, về xuất khẩu: Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 12 năm 2021 đạt 18,68 tỷ USD, tăng 18,4% (tương ứng tăng 2,9 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 12-2021.
Trị giá xuất khẩu kỳ 2 tháng 12-2021 biến động tăng so với kỳ 1 tháng 11-2021 ở một số nhóm hàng sau: Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 532 triệu USD, tương ứng tăng 28,5; điện thoại các loại và linh kiện tăng 497 triệu USD, tương ứng tăng 19,4%; hàng dệt may tăng 439 triệu USD, tương ứng tăng 27,8%; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 286 triệu USD, tương ứng tăng 11,4%...
Như vậy, tính chung năm 2021, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19%, tương ứng tăng 53,68 tỷ USD so với năm 2020.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 2 tháng 12-2021 đạt 12,92 tỷ USD, tăng 11,3% tương ứng tăng 1,31 tỷ USD so với kỳ 1 của tháng. Qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa từ đầu năm đến hết tháng 12-2021 của nhóm các doanh nghiệp này lên 245,22 tỷ USD, tăng 20,9% (tương ứng tăng 42,36 tỷ USD) so với năm trước, chiếm 72,9% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Về nhập khẩu: Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 12-2021 tăng so với kỳ 1 trước đó chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: Than các loại tăng 160 triệu USD, tương ứng tăng mạnh 85,4%; thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 97 triệu USD, tương ứng tăng 57,9%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 92 triệu USD, tương ứng tăng 4,7%...
Như vậy, tính trong năm 2021, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5% (tương ứng tăng 69,54 tỷ USD) so với năm 2020.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 10,36 tỷ USD, giảm 4,6% (tương ứng giảm 496 triệu USD) so với kỳ 1 tháng 12-2021. Tính trong năm 2021, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 218,20 tỷ USD, tăng 29,1% (tương ứng tăng 49,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 65,7% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời các câu hỏi:
Bảng 24.1. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước giai đoạn 2010- 2021 (Đơn vị: %)
Chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
A. Vùng Đông Nam Bộ có công nghiệp phát triển hàng đầu ở nước ta.
B. Công nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
C. Tỉ trọng công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ giảm là do giá trị sản xuất công nghiệp giảm.
D. Mặc dù tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giảm nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ vẫn tăng.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc tại cuộc họp báo ngày 8/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, trong 10 tháng năm 2021, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng 31,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất nhập khẩu sang các đối tác thương mại lớn như ASEAN, EU, Mỹ, Nhật Bản đều tăng, đặc biệt xuất nhập khẩu sang các nước dọc theo “Vành đai, con đường” tăng mạnh.
Ông Uông Văn Bân cho biết thêm việc sử dụng vốn nước ngoài thực tế của Trung Quốc trong 3 quý năm 2021 là gần 860 tỷ NDT (khoảng 87 tỷ USD), tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư tại Trung Quốc.
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Trung Quốc luôn khẳng định sự phát triển cùng các quốc gia, sự thịnh vượng chung của tất cả mọi người là sự thật. Quyết tâm mở rộng cửa của Trung Quốc với bên ngoài, chia sẻ cơ hội phát triển sẽ không thay đổi, đồng thời thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế theo hướng cởi mở, bao trùm, cân bằng và cùng thắng.
Ông Uông Văn Bân nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ tối ưu hóa hơn nữa xuất nhập khẩu, giảm hơn nữa những vấn đề tiêu cực trong tiếp cận đầu tư nước ngoài, sửa đổi và mở rộng “danh mục các ngành khuyến khích đầu tư nước ngoài”, tham gia tích cực vào các cuộc đàm phán trong nền kinh tế kỹ thuật số, thương mại và môi trường, đồng thời mang lại cơ hội mới cho thế giới.
Số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/11 cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 10 đạt gần 516 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 300 tỷ USD và nhập khẩu đạt khoảng 216 tỷ USD tăng lần lượt là 27% và 20,6% so với cùng kỳ năm 2020. Theo các nhà kinh tế, đây là một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế đang cố gắng vượt qua tình trạng thiếu điện và các ảnh hưởng do dịch Covid-19 gây ra./.
Tổng cục Hải quan ghi nhận, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2021 đạt 463,43 tỷ USD, tăng 24,6% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối này trong năm 2021 đạt 245,22 tỷ USD, tăng 20,9% so với năm 2020.
Hình 1: So sánh trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong năm 2021 và năm 2020
Trong khi đó, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2021 đạt 218,21 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm 2020.
Tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy, cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2021 đạt mức thặng dư trị giá 27,01 tỷ USD.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2021, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 433,39 tỷ USD, tăng 22,8% so với năm 2020.
Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 139,21 tỷ USD, tăng 24,3%; châu Âu: 73,4 tỷ USD, tăng 15%; châu Đại Dương: 14,21 tỷ USD, tăng 45,2% và châu Phi: 8,32 tỷ USD, tăng 23,8% so với năm 2020.
Về xuất khẩu hàng hóa trong năm 2021, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2021, tổng trị giá xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19 so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 11,2 tỷ USD; sắt thép các loại tăng 6,54 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 6,35 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 6,25 tỷ USD...
Hình 2: So sánh trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2021 với năm 2020
Trong năm 2021, một số nhóm hàng xuất khẩu đạt trị giá cao như: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 57,54 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020; Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 50,83 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2020; hàng dệt may đạt 32,75 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2020.
Về nhập khẩu hàng hóa, năm 2021, tổng trị giá nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020. Trong đó, máy móc thiết bị, máy vi tính sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện tăng 25,3 tỷ USD; đứng thứ hai là nhập khẩu nhóm hàng sắt thép, phế liệu, sản phẩm sắt thép, kim loại thường khác và sản phẩm tăng 8,12 tỷ USD; đứng thứ ba là nhóm hàng nông sản tăng 5,57 tỷ USD.
Các mặt hàng nhập khẩu chính trong năm 2021 gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trị giá nhập khẩu đạt 75,44 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2020; Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác trị giá nhập khẩu đạt gần 46,3 tỷ USD, tăng 24,3% so với năm 2020; Điện thoại các loại và linh kiện nhập khẩu trị giá đạt 21,43 tỷ USD, tăng 28,8% so với năm 2020; Nguyên phụ liệu ngành dệt, may, da, giày nhập khẩu trị giá đạt 26,37 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm 2020.
Riêng đối với mặt hàng ô tô nguyên chiếc các loại, năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu đạt hơn 160 nghìn chiếc, trị giá 3,66 tỷ USD; tăng 52,1% về lượng và tăng 55,7% về trị giá so với năm 2020.
Số liệu cho thấy, Việt Nam nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan với 80,9 nghìn chiếc, tăng 53,6%; Indonesia là hơn 44,2 nghìn chiếc, tăng 26,3%; Trung Quốc là 22,75 nghìn chiếc, tăng 207% so với năm 2020.
Dựa vào nội dung trong SGK, em hãy sử dụng các từ hoặc cụm từ sau để hoàn thành các đoạn thông tin dưới đây.
- Hoạt động thương mại là quá trình trao đổi .......................................... giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra ..................................... Thị trường hoạt động theo quy luật ......................................... Sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về .......... .......................................
- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là .................................., giữa các quốc gia với nhau gọi là ........................................... Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu. Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là .............................................; nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là .......................
- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay, với sự tiến bộ của ...................................... thì .......................................... ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.
Bảng 4.2. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của bốn trung tâm kinh tế lớn và thế giới năm 2019
Tính tỉ trọng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của EU và ba trung tâm kinh tế khác so với trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của thế giới năm 2019.
D. Năm 2018, tỉ trọng giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, luôn nhập siêu.
a) Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ trọng trị giá xuất khẩu và trị giá nhập khẩu hàng hoá của các châu lục so với tổng trị giá xuất khẩu và trị giá nhập khẩu của WTO năm 2019.
b) Nhận xét về cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục và khu vực trên thế giới.
Bảng tỉ trọng trị giá xuất khẩu và trị giá nhập khẩu hàng hoá của các châu lục
- Cơ cấu trị giá xuất, nhập khẩu của Châu Âu chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Cơ cấu trị giá xuất, nhập khẩu của Châu Đại Dương chiếm tỉ trọng thấp nhất.
- Các châu lục có giá trị xuất khẩu cao thì giá trị nhập khẩu cao và ngược lại.
Trung Quốc đã nhập khẩu một lượng kỷ lục nhôm nguyên sinh và hợp kim nhôm trong năm 2021, là năm thứ 2 liên tiếp nhập khẩu cao kỷ lục. Nhập khẩu nickel tinh luyện cũng tăng gấp đôi so với năm liền trước và cho đến hiện tại vẫn đang đẩy mạnh nhập khẩu nickel thô. Nhập khẩu đồng tinh chế năm 2021 giảm so với mức cao kỷ lục của năm 2020 nhưng vẫn tăng mạnh, nhất là đồng phế liệu, sau khi nới lỏng ngưỡng quy định về độ tinh khiết.
Không chỉ nhập khẩu mạnh, năm 2021 Trung Quốc cũng xuất khẩu mạnh mẽ kim loại ra thị trường thế giới. Xuất khẩu cả chì và thiếc tinh luyện đều tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm do nguồn cung ở các thị trường phương Tây thiếu hụt tạo ra sự chênh lệch giá lớn giữa hai sàn Thượng Hải và London.
Sự khác biệt như vậy trong thương mại kim loại tinh luyện của Trung Quốc là điều rất bất thường, phản ánh sự kết hợp của những sự bất thường khác, như nhu cầu hồi phục sau đại dịch và nguồn cung hạn chế.
.vcc-media-unit.type1 { width: 100%; display: inline-block; text-align: left; } .vcc-media-unit.type1 p { line-height: normal !important; } .vcc-media-unit.type1 p.stt { color: #000; font-size: 32px !important; font-weight: bold; margin: 0 0 -10px; font-family: SFD-Bold; } .vcc-media-unit.type1 p.title { color: #0e1c63; font-size: 40px !important; font-weight: bold; margin: 0 0 0px; font-family: SFD-Bold; } .vcc-media-unit.type1 .sapo { color: #000; font-size: 22px !important; margin: 0 0 10px; font-family: SFD-Medium; } @media screen and (max-width: 760px) { .vcc-media-unit.type1 p.stt { font-size: 26px !important; margin: 0; } .vcc-media-unit.type1 p.title { font-size: 35px !important; margin: 0; } .vcc-media-unit.type1 .sapo { font-size: 20px !important; } }
NHÔM - NHẬP KHẨU ĐẠT KỶ LỤC CAO MỚI
Nhập khẩu ròng nhôm nguyên sinh và hợp kim nhôm của Trung Quốc.
Nhập khẩu ròng nhôm nguyên sinh chưa gia công vào Trung Quốc năm 2021 đạt 1,57 triệu tấn, trong khi nhập khẩu hợp kim chưa gia công đạt 1 triệu tấn, tăng 24% so với năm 2020 và vượt xa mức kỷ lục cũ là 1,43 triệu tấn của năm 2009.
Tuy nhiên, nhập khẩu năm 2009 cao là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và khi đó kỷ lục cao chỉ xảy ra một lần. Còn lần này, 2 năm nhập khẩu cao liên tiếp cho thấy áp lực cơ cấu nguồn cung trên thị trường nội địa do việc cắt giảm sản xuất liên quan đến thiếu điện.
Nhập khẩu từ Ấn Độ năm 2021 chiếm 54% tổng lượng nhôm nguyên sinh nhập khẩu, tương đương 855.000 tấn. Malaysia là nhà cung cấp hợp kim nhôm lớn nhất, với 321.000 tấn. Nước này đã trở thành trung tâm tái chế và chế biến lớn, và sự thay đổi dòng chảy phế liệu nhôm trên toàn cầu đã tạo ra sự thay đổi trong nhập khẩu hợp kim nhôm của Trung Quốc.
Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu nhôm nguyên sinh nhưng cũng xuất khẩu nhiều sản phẩm nhôm bán thành phẩm. Xuất khẩu các sản phẩm này đã tăng 18% trong năm ngoái, trong đó riêng tháng 12 đạt 553.000 tấn, mức cao kỷ lục chưa từng có.
Tình trạng cắt điện trên diện rộng ở các nhà máy luyện kim phương Tây đã khiến nguồn cung hàng thực bị thắt chặt chính là nguyên nhân dẫn tới sự bất thường trong thương mại nhôm.
Nhập khẩu ròng đồng tinh luyện của Trung Quốc năm 2021 giảm 25%.
Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nhập khẩu đã thường xuyên xảy ra trong thế kỷ này, và năm 2021 cũng không phải là ngoại lệ.
Nhập khẩu đồng tinh luyện đã giảm 25% xuống còn 3,3 triệu tấn so với năm 2020, nhưng do năm 2020 nhập khẩu đã cao kỷ lục lịch sử. Nhập khẩu năm 2021 nếu so với 2019 vẫn tăng nhẹ.
Nhập khẩu đồng tinh luyện giảm do nhập khẩu đồng phế liệu tăng. Theo đó, nhập khẩu đồng tinh luyện giảm từ hơn 3 triệu tấn năm 2017 xuống chỉ còn 944.000 tấn năm 2020 do Trung Quốc thắt chặt các quy định về độ tinh khiết. Sự thay đổi chính sách vào phút chót đã mở lại cánh cửa cho vật liệu tái chế có chất lượng cao hơn vật liệu thô, và nhập khẩu đồng phế liệu đã tăng 80% lên 1,7 triệu tấn vào năm 2021.
Cũng giống như năm 2020, khi sự thiếu hụt đồng thứ cấp làm gia tăng nhập khẩu đồng tinh luyện, năm 2021 nhập khẩu đồng phế liệu tăng đã làm giảm nhu cầu đồng tinh luyện.
NICKEL – NHẬP KHẨU CÁC LOẠI TỪ THÔ ĐẾN TINH
Nhập khẩu nickel của Trung Quốc năm 2021 và thay đổi so với 2020.
Nhập khẩu nickel tinh chế của Trung Quốc đã tăng gấp đôi lên 261.000 tấn với sự tăng tốc rõ rệt trong nửa cuối năm ngoái.
Chuỗi cung ứng nickel – loại sản xuất pin – bị thắt chặt đã thúc đẩy việc gia tăng nhập khẩu nickel loại I, trong đó phần lớn được đưa vào các kho dự trữ đã gần cạn kiệt.
Nhu cầu tăng mạnh từ lĩnh vực xe điện cũng được thể hiện rõ ràng qua việc nhập khẩu nickel sunphat, một tiền chất hóa học để sản xuất pin, đang tăng nhanh. Nhập khẩu nickel dạng này đã tăng mạnh từ 5.600 tấn năm 2020 lên 44.700 năm 2021.
Năm ngoái, Trung Quốc cũng gia tăng nhập khẩu quặng nickel, matte nickel, sản phẩm trung gian và ferronickel, cho thấy nhu cầu khổng lồ đối với nickel ở tất cả các công đoạn của chuỗi chế biến.
Nhập khẩu ròng kẽm tinh chế của Trung Quốc.
Nhập khẩu ròng kẽm tinh chế của Trung Quốc năm 2021 đã giảm 16% xuống còn 429.000 tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2016.
Xu hướng giảm trong nhiều năm này đã phản ánh việc tăng công suất của các nhà máy luyện kẽm trong nước - sản lượng nội địa đạt mức cao kỷ lục mới là 6,56 triệu tấn vào năm 2021.
Trong năm 2021, nhập khẩu đã tăng tốc ở quý 4. Song, nhập khẩu trong tháng 12 ở mức 10,334, thấp nhất kể từ 2008, phản ánh động lực của thị trường hàng thực đang thay đổi. Chênh lệch giá kẽm giữa sàn London và sàn Thượng Hải có lợi cho xuất khẩu kẽm Trung Quốc, giữa bối cảnh các nhà máy luyện kẽm ở Châu Âu bị đóng cửa kéo dài, tạo ra khoảng trống trong chuỗi cung ứng, dẫn tới giá ở Châu Âu cao hơn nhiều so với giá ở Trung Quốc.
CHÌ - XUẤT KHẨU CAO NHẤT TỪ NĂM 2007
Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu ròng chì tinh luyện trong năm 2021.
Năm ngoái, Trung Quốc đã xuất khẩu 95.000 tấn chì tinh luyện, cao nhất kể từ năm 2007 – năm mà Bắc Kinh áp thuế xuất khẩu đối với chì tinh luyện. Kể từ đó, xuất khẩu chì bị hạn chế.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào năm 2021, khi xuất hiện dòng chảy mạnh mẽ kim loại từ Trung Quốc sang phương Tây, nơi bị thiếu hụt nguyên liệu, dẫn tới mức cộng giá chì hàng thực vọt lên mức cao kỷ lục.
Khối lượng xuất khẩu chì tiếp tục tăng trong nửa cuối năm, với xuất khẩu sang Mỹ tháng 10 và 11 đạt 37.000 tấn, sang Hà Lan tháng 11 đạt 11.000 tấn.
Hiện lượng chì lưu kho trên sàn LME tiếp tục thấp và mức cộng giá hàng thực vẫn duy trì ở mức cao, khiến dòng chảy chì từ Trung Quốc và phương Tây vẫn tiếp diễn.
THIẾC – TRUNG QUỐC ‘GIẢI CỨU’ CHO THẾ GIỚI
Xuất khẩu thiếc tinh luyện tăng trong năm 2021.
Thị trường thiếc phương Tây thậm chí còn thắt chặt hơn so với thị trường chì trong năm vừa qua, với giá hàng thực và mức cộng giá giao ngay trên sàn LME ở mức cực cao.
Trung Quốc đã trở thành người "giải cứu" cho những khách hàng quá khích ở khắp nơi trên thế giới. Xuất khẩu thiếc năm 2021 đạt 14.320 tấn, cũng là mức cao nhất kể từ năm 2007, một số trong số đó thậm chí còn được chuyển sang châu Âu, điều này chứng tỏ quy mô và mức độ ảnh hưởng của tình trạng khan hiếm hiện nay.
Năm 2020, Trung Quốc là nhà nhập khẩu ròng thiếc, với lượng nhập khẩu là 13.000 tấn, khiến cho việc quay ngoắt trở thành xuất khẩu ròng trong năm 2021 càng trở nên kịch tính.
Nhập khẩu thiếc vào Trung Quốc đã tăng trở lại vào quý 4/2021, cho thấy thị trường toàn cầu đang trong giai đoạn rất khó khăn. Cả Trung Quốc và phần còn lại của thế giới dường như đang chật vật để đảm bảo có đủ nguồn cung thiếc. Do đó, dòng chảy vào Trung Quốc hoặc ra thế giới dao động tùy vào việc ai cần nhất loại kim loại dùng để hàn ở mỗi thời điểm nhất định.
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 2/2024 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 2 tháng/2024 đạt 113,43 tỷ USD, tăng 18,1%, tương ứng tăng 17,37 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 2 tháng/2024 đạt 78,08 tỷ USD, tăng 14,5% (tương ứng tăng 9,88 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước; tổng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 35,35 tỷ USD, tăng 26,9% (tương ứng tăng 7,49 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Với kết quả trên thì trong kỳ 2 tháng 2 năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,05 tỷ USD. Như vậy, tính trong 2 tháng/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 5 tỷ USD.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2 năm 2024 đạt 14,73 tỷ USD, tăng 48,2% (tương ứng tăng 4,79 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 2/2024.
Như vậy, tính trong 2 tháng/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 59,21 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 9,45 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 2 tháng 2/2024 đạt 10,85 tỷ USD, tăng 48,1% tương ứng tăng 3,53 tỷ USD so với kỳ 1 của tháng, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 2 tháng/2024 của nhóm các doanh nghiệp này lên 43,04 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 5,7 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 72,7% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Đối với thị trường nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 đạt 13,68 tỷ USD, tăng 45,2% (tương ứng tăng 4,26 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024. Tính trong 2 tháng/2024, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 54,21 tỷ USD, tăng 17,1%, tương ứng tăng 7,59 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này là 9,02 tỷ USD, tăng 45,9% (tương ứng tăng 2,84 tỷ USD) so với kỳ 1 tháng 2/2024. Tính trong 2 tháng/2024, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 35,03 tỷ USD, tăng 13,5% (tương ứng tăng 4,18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 64,6% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Thông tin về tình hình xuất nhập khẩu chè trong 2 tháng đầu năm nay, Bộ Công thương cho biết, xuất khẩu chè sang Trung Quốc đang tăng mạnh về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Giá trị xuất khẩu chè Việt Nam sang Trung Quốc tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2022
Bộ Công thương dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 2, xuất khẩu chè đạt 6.900 tấn, trị giá 11,3 triệu USD. Giá chè xuất khẩu bình quân cũng đạt hơn 1.641 USD/tấn, tăng 10,5% so với tháng 2.2022.
Theo đó, trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu chè đạt 13.600 tấn, trị giá 22,6 triệu USD, giảm 7,9% về lượng và giảm 3,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, giá chè xuất khẩu bình quân vẫn đạt hơn 1.643 USD/tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Cũng theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè sang thị trường Pakistan trong 2 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng khá, đạt 5.300 tấn, trị giá 9,4 triệu USD, tăng 5,8% về lượng so với cùng kỳ năm 2022.
Đài Loan nằm trong số thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam nhưng đã giảm về khối lượng. 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất sang Đài Loan 1.500 tấn chè, tổng giá trị 2,4 triệu USD, giảm 8,1% về lượng nhưng tăng 3,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu chè của Việt Nam tới Nga, Indonesia, Mỹ giảm mạnh nhưng xuất khẩu đến Iraq và Trung Quốc, Ả Rập Xê Út lại tăng mạnh.
Đặc biệt là thị trường Trung Quốc tăng trưởng mạnh cả về khối lượng và giá trị. 2 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu 426 tấn chè từ Việt Nam. Giá chè xuất khẩu tăng cao nên khối lượng chỉ tăng 121% nhưng giá trị tăng 411,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Cũng theo Bộ Công thương, việc mở cửa thị trường trở lại sau dịch Covid-19 là yếu tố chính khiến xuất khẩu chè sang Trung Quốc tăng trưởng trong những tháng đầu năm nay.
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong tháng 4 sau khi giảm vào tháng trước, báo hiệu sự phục hồi đáng khích lệ của nhu cầu nội địa và nước ngoài.
Dữ liệu cho thấy một loạt các biện pháp hỗ trợ chính sách của Bắc Kinh trong vài tháng qua có thể đang giúp ổn định niềm tin mong manh của nhà đầu tư và người tiêu dùng, mặc dù giới phân tích cho rằng vẫn chưa rõ liệu sự phục hồi thương mại có bền vững hay không.
Số liệu hải quan công bố hôm 9/5 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 đã tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, phù hợp với mức tăng được các nhà kinh tế dự báo với Reuters. Tháng 3 ghi nhận kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc giảm 7,5%, đánh dấu mức giảm đầu tiên kể từ tháng 11/2023.
Nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 tăng mạnh tới 8,4%, vượt mức tăng được dự báo là 4,8%. Đồng thời, kết quả này đảo ngược mức giảm 1,9% trong tháng 3.
"Giá trị xuất khẩu tăng trưởng trở lại sau khi suy giảm trong tháng trước, nhưng điều này chủ yếu là do cơ sở so sánh thấp hơn", bà Huang Zichun, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, nhận xét.
Bà Huang cho biết: "Sau khi tính đến những thay đổi về giá hàng xuất khẩu và tính thời vụ, chúng tôi ước tính rằng khối lượng xuất khẩu (tháng 4 - BTV) nhìn chung không thay đổi so với tháng 3".
Trong quý I/2024, cả xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đều tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, nhờ cú hích của hai tháng đầu năm. Tuy vậy, tình hình sụt giảm trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại rằng đà tăng trưởng này có thể chững lại.
Theo ông Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng tại quỹ quản lý tài sản Pinpoint Asset Management, xuất khẩu là điểm sáng của nền kinh tế Trung Quốc từ đầu năm đến nay. "Nhu cầu trong nước yếu dẫn đến áp lực giảm phát, giúp tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Trung Quốc", ông Zhang lý giải.
Hầu hết các nhà quan sát thị trường Trung Quốc đều cho rằng Bắc Kinh đã gặp thách thức khi tình hình lạm phát tiêu dùng, giá sản xuất và cho vay ngân hàng trong tháng 3 ám chỉ nền kinh tế này có nền tảng yếu.
Hơn nữa, cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài vẫn là lực cản đối với niềm tin chung, thúc đẩy những biện pháp gọi kích thích chính sách nhiều hơn nữa.
Tháng trước, tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Fitch Ratings đã hạ triển vọng xếp hạng tín dụng quốc gia của Trung Quốc xuống mức "tiêu cực", với lý do rủi ro đối với tài chính công trong khi tăng trưởng chậm lại và nợ chính phủ tăng lên.
Cũng trong tháng trước, Bộ Chính trị Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường hỗ trợ nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ thận trọng và chính sách tài khóa chủ động, bao gồm thông qua lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng, theo Reuters.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 là khoảng 5%, một mục tiêu mà nhiều nhà phân tích cho rằng sẽ là một thách thức khó đạt được nếu không có thêm nhiều biện pháp kích thích.
Chứng khoán Trung Quốc hôm 9/5 ghi nhận sắc xanh nhờ các tín hiệu tích cực về kim ngạch thương mại, với chỉ số blue chip CSI 300 tăng 0,9% còn chỉ số Hang Seng tăng hơn 1,1% sau giờ nghỉ giữa trưa.
Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng trong tháng 4 có thể không hoàn toàn liên quan đến nhu cầu trong nước như được thể hiện qua việc các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa.
Bà Wang Dan, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Hang Seng Bank (Trung Quốc), cho biết: "Tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá ít nhất trong số tất cả các loại tiền tệ mạnh ở châu Á, điều này có lợi số liệu nhập khẩu tăng mạnh"
"Ngoài ra, các nhà sản xuất Trung Quốc đang tích trữ nguyên liệu thô trước khi giá tăng", bà Wang nói thêm.
Trung Quốc nhập khẩu 45,25 triệu tấn than trong tháng 4, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái do các nhà sản xuất điện tăng cường mua hàng trước mùa cao điểm sử dụng máy điều hòa không khí.
Trong khi đó, nhập khẩu quặng sắt tăng 1,1% do giá cả nhập khẩu thấp hơn trong tháng 3 đã khuyến khích một số nhà nhập khẩu đặt mua nguyên liệu sản xuất thép quan trọng và giá cả được dự báo tăng vào cuối năm.
Tháng 4 chứng kiến nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc tăng 18% so với một năm trước đó khi các nhà nhập khẩu tích cực mua hàng giá rẻ và dồi dào từ Brazil.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 4 đạt 72,35 tỷ USD, thấp hơn mức dự báo là 77,50 tỷ USD, nhưng cao hơn mức 58,55 tỷ USD vào tháng 3.
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã gặp khó khăn trong hầu hết thời gian của năm ngoái khi nhiều thị trường nước ngoài gặp áp lực lãi suất tăng cao. Với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các quốc gia phát triển khác không vội cắt giảm lãi suất, thì các nhà sản xuất Trung Quốc có thể phải đối mặt với những căng thẳng hơn trong cuộc chiến tranh giành thị phần.
Giới phân tích cho rằng các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm giá để duy trì doanh số xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu trong nước vẫn yếu. Mặt khác, các nhà máy sẽ vẫn sản xuất dư thừa, bất luận người mua có nhu cầu hay không.
Tháng trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, bà Janet Yellen, cho rằng nền kinh tế toàn cầu đang đối diện mối lo suy thoái ngày càng lớn do năng lực sản xuất dư thừa của Trung Quốc.
Vấn đề dư thừa công suất của Trung Quốc khiến một số nhà phân tích đặt câu hỏi về chất lượng và tính bền vững của đà tăng xuất khẩu của nước này.
"Dư thừa công suất đã kéo giá xuất khẩu giảm và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tăng mạnh mẽ gần đây. Nhưng với biên lợi nhuận của các nhà sản xuất vốn đã bị thu hẹp, khả năng giảm giá của họ đã thấp đi và giá xuất khẩu hiện đang chạm đáy", bà Huang Zichun, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, nhận định.
Nữ chuyên gia cũng cảnh báo: "Việc đồng nhân dân tệ tăng giá theo trọng số thương mại như hiện nay sẽ đặt ra nhiều thách thức hơn nữa".
File biểu thuế này đã được biên soạn vào tháng 12/2020 và gồm các nội dung sau:
Links dự phòng (trong trường hợp đường dẫn trên quá tải)
File Biểu thuế XNK năm 2021 đã tích hợp & cập nhật:
+ Biểu thuế XK, Biểu thuế NK thông thường,
+ Biểu thuế NK ưu đãi, Biểu thuế GTGT,
+ Biểu thuế TTĐB, Biểu thuế BVMT & 14 Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt,
+ 02 biểu thuế XK ưu đãi của VN tham gia các Hiệp định thương mại song phương và đa phương. khóa học xuất nhập khẩu