Theo đó, về C/O mẫu AANZ có hóa đơn bên thứ ba phát hành, Điều 22 Phụ lục III và mục 9, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 31/2015/TT-BCT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 07/2020/TT-BCT) của Bộ Công Thương quy định cụ thể về trường hợp C/O có hóa đơn bên thứ ba phát hành. Theo đó chỉ yêu cầu tên công ty phát hành hóa đơn, không yêu cầu khai báo tên nước công ty phát hành hóa đơn.
Trường hợp 2: Công văn 904/TCHQ-GSQL ngày 31/01/2015 vướng mắc C/O form JV 3 bên (C/O 3 bên)
Trả lời công văn số 81/HQHN-GSQL đề ngày 13/01/2015 của Cục Hải quan TP Hà Nội nêu vướng mắc liên quan đến C/O mẫu JV có hóa đơn thương mại do một công ty có trụ sở tại một Bên tham gia Hiệp định, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Quy định của Hiệp định và Thông tư số 10/2009/TT-BCT ngày 18/5/2009 của Bộ Công Thương:
– Mục (d) Khoản 3, Phụ lục 5, Quy định thực hiện:
Trường hợp có hóa đơn của nước thứ ba, hóa đơn này phải được thể hiện trên C/O, cùng với những thông tin khác như tên đầy đủ và địa chỉ của công ty, cá nhân cấp hóa đơn.
– Phụ lục 7: Hướng dẫn kê khai C/O (tại mặt sau C/O):
Ô số 8: ghi số và ngày của hóa đơn thương mại. Hóa đơn phải là hóa đơn được cấp cho lô hàng nhập khẩu vào nước thành viên nhập khẩu.
Trong trường hợp hóa đơn do một công ty không phải là nhà xuất khẩu phát hành và công ty phát hành hóa đơn có trụ sở ở Bên không phải là các Bên tham gia Hiệp định thì tại ô số 8 trên C/O (mẫu JV) phải thể hiện hóa đơn được phát hành bởi một nước thứ ba, trong đó ghi tên giao dịch pháp lý và địa chỉ của công ty đã phát hành hóa đơn đó.
Trên cơ sở nội dung hướng dẫn trên thì Bên phát hành hóa đơn (không phải người xuất khẩu và người nhập khẩu trên C/O) có trụ sở không phải là tại Nhật Bản hoặc Việt Nam thì được hiểu là Bên thứ ba.
Đối với vướng mắc nêu tại công văn dẫn trên thì khi hóa đơn do một công ty của Nhật, có trụ sở tại Nhật, cùng nước với nước xuất khẩu không được hiểu là bên thứ ba phát hành hóa đơn. Do đó, trên C/O không cần phải thể hiện thông tin tại ô số 8 như hướng dẫn trên.
C/O FORM E VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN
LINK TRA CỨU C/O ĐIỆN TỬ – CHECKING C/O CÁC LOẠI
THỦ TỤC CẤP C/O CHO LÔ HÀNG XUẤT KHẨU
Trường hợp 7: Mẫu CO form E 3 bên hợp lệ
– Công ty A là công ty xuất khẩu: công ty bán hàng (Seller) ở Hongkong, Mỹ…
– Công ty B: người gửi hàng (Shipper) ở China kiêm Exporter ô số 1 form E
– Công ty C là nhà nhập khẩu tại Việt Nam.
Công ty C mua hàng của công ty A và giao hàng từ China.
Trường hợp 3: C/O mẫu D có hóa đơn thương mại do bên thứ ba phát hành (công văn số 997/TCHQ-GSQL ngày 20/02/2017) – C/O 3 bên
Trên cơ sở kết quả Phiên họp Tiểu ban Quy tắc xuất xứ ASEAN lần thứ 22, các nước thành viên ASEAN đã thống nhất về cách hiểu trường hợp C/O có hóa đơn thương mại do bên thứ ba phát hành theo quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN, Tổng cục Hải quan hướng dẫn như sau:
Thông tư 15/2010/TT-BCT ngày 15/4/2010 Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ
Trường hợp cấp C/O bản sao chứng thực của C/O gốc, dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” và ngày cấp bản sao này được đánh máy hoặc đóng dấu lên Ô số 12 của C/O theo quy định tại Điều 10 của Phụ lục 4.
Theo quy định tại Điều 8 Phụ lục 4 Thông tư 15/2010/TT-BCT: C/O Mẫu AI được cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày xuất khẩu. Trong trường hợp ngoại lệ khi C/O Mẫu AI không được cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc sau ba (03) ngày kể từ ngày xuất khẩu do sai sót, sự bỏ quên không cố ý hoặc có lý do chính đáng, C/O Mẫu AI có thể được cấp sau nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày xuất khẩu và phải được đóng dấu cấp sau với dòng chữ tiếng Anh là “Issued Retroactively”.
– Đánh dấu √ vào ô “Back-to-Back CO” trong trường hợp tổ chức cấp C/O của nước trung gian cấp C/O giáp lưng theo Điều 9 của Phụ lục 4. Tên của nước thành viên xuất khẩu ban đầu phải được nêu tại Ô số 11. Ngày phát hành và số tham chiếu của C/O gốc phải được ghi tại Ô số 7
– Đánh dấu √ vào ô “Third-Country invoicing” trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ 3 hoặc bởi nhà xuất khẩu đại diện cho công ty đó theo quy định tại Điều 20 của Phụ lục 4. Tên và nước nơi công ty phát hành hóa đơn đặt trụ sở cần được ghi trong Ô số 7 Trường hợp tên công ty phát hành hóa đơn bên thứ 3 được thể hiện tại ô số 8
– Đánh dấu √ vào ô “Cumulation” trong trường hợp hàng hoá có xuất xứ của một nước thành viên được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một nước thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh như quy định tại Điều 5 của Phụ lục 1.
– Đánh dấu √ vào ô “Exhibition” trong trường hợp hàng hóa được chuyển từ lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu đến để triển lãm tại một nước khác và được bán trong quá trình hoặc sau khi triển lãm để nhập khẩu vào lãnh thổ của nước thành viên nhập khẩu theo Điều 19 của Phụ lục 4. Tên và địa chỉ của nơi diễn ra triển lãm phải được ghi vào Ô số 2.
– Trong trường hợp có nhiều mặt hàng khai trên cùng một C/O, nếu mặt hàng nào không được hưởng ưu đãi thuế quan, cơ quan Hải quan đánh dấu thích hợp vào ô số 4 và mặt hàng đó cần được khoanh tròn hoặc đánh dấu thích hợp tại ô số 5.
– Ô số 13 có thể được đánh dấu √ bằng tay hoặc in bằng máy vi tính./.
Trường hợp 5: C/O form EAV 3 bên (Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Bộ Công Thương)
Ô số 11: Thông tin về số và ngày của hóa đơn nộp cho cơ quan được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ.
Trong trường hợp hóa đơn được phát hành bởi nước thứ 3, các thông tin bao gồm: đánh dấu “TCI” và thể hiện tên và quốc gia của công ty phát hành hóa đơn.
Lưu ý: C/O FORM EAV không được nợ mà phải nộp tại thời điểm làm TTHQ (theo công văn 1612/GSQL-GQ4 ngày ngày 14 tháng 4 năm 2020)
a. Trường hợp 1: C/O FORM E hợp lệ và được chấp nhận hưởng ưu đãi thuế đặc biệt khi và chỉ khi có các nội dung như bên trên thì có các điểm cần lưu ý:
Nhà xuất khẩu, người bán hàng là: Công ty A tại China
Nhà sản xuất (Manufacturer): Công ty B tại China
Người mua hàng là: Công ty C tại Việt Nam
Đây là mua bán thương mại bình thường, cơ bản khi 1 bên trading mua của 1 nhà sản xuất rồi trực tiếp xuất khẩu. CO hoàn toàn hợp lệ và được chấp nhận.
Hóa đơn của bên thứ ba là gì?
Tại công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công Thương về hóa đơn bên thứ ba trong ACFTA có hướng dẫn như sau:
“Hóa đơn Bên thứ ba” là hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một Nước thứ ba (trong hoặc ngoài ACFTA) hoặc bởi một nhà xuất khẩu có trụ sở đặt tại các bên tham gia Hiệp định ACFTA là đại diện cho công ty đó. Nước thứ ba là Nước/Vùng lãnh thổ phát hành hóa đơn mà không phải là Nước/Vùng lãnh thổ xuất khẩu/nhập khẩu.”
Trong khai niệm trên thì có cụm từ viết tắt ACFTA (ASEAN-China Free Trade Area), khu vực từ do mậu dịch ASEAN – Trung Quốc. Khi nói về hóa đơn bên thứ ba nghĩa là người mua (buyer – importer) và người bán (seller – exporter) sẽ khí hợp đồng mua bán với nhau, thanh toán qua ngân hàng của nhau nhưng người gửi hàng (nhà sản xuất) lại ở nước hoặc vùng lãnh thổ khác.
Có ba trường hợp xẩy ra cho quy định này, chúng ta hiểu quy định này cho đúng như sau:
Một là, Hóa đơn được phát hành bởi một công ty nằm ngoài khu vực ACFTA (11 nước ASEAN va Trung Quốc đại lục). Đây là trường hợp phổ biến nhất hiện này.
Ví dụ 1: Người xuất khẩu (seller – exporter) ở Mỹ hoặc Hongkong (Hongkong là đặc khu hành chính nên không thuộc TQ), người nhập khẩu (buyer-importer) ở Việt Nam và nhà máy sản xuất ở Trung Quốc
Trường hợp này thì các chứng từ do người Mỹ phát hành cho người Việt Nam gồm: Bill, Packing list, Invoice, sale contact đồng nghĩa với việc người mua chuyển tiền qua ngân hàng cho người bán. Còn người Trung Quốc sẽ phát hành C/O from E, cách thể hiện trên C/O mới quý vị xem ở dưới.
Hai là, Hóa đơn được phát hành bởi các nước trong khu vự ACFTA.
Ví dụ 2: Người mua ở Việt Nam, người bán hàng ở Malaysia, nhà máy ở Trung Quốc. Mọi thể hiện trên chứng từ đều như ở ví dụ 1.
Ba là, Một nhà sản xuất có trụ sở đặt tại các nước trong hiệp định ACFTA. Đây là trường hợp cũng hay gặp nếu không hiểu đúng thì thường bỏ qua ưu đãi về C/O from E.
Ví dụ 3: Người mua Việt Nam, người bán ở Việt Nam luôn nhưng nhà sản xuất lại ở Trung Quốc. Nghĩa là hàng sẽ được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam. Vậy chứng từ thể hiện như sau: Người bán hàng Việt Nam sẽ cấp bill of lading, packing list, invoice, sale contact. Nhà máy Trung Quốc sẽ cấp C/O from E. Đối với trường hợp này bộ chứng từ nên thêm vào giấy ủy quyền làm đại lý tại Việt Nam cho người bán hoặc công ty con.
Thêm vào đó cũng có thể hiểu thêm, người mua hàng ở Việt Nam, người bán hàng ở Trung Quốc, nhà máy ở Trung Quốc luôn. Người bán ở Trung Quốc là trụ sở của nhà máy nếu chứng minh được. Thì trường hợp này cũng được tính là C/O from E hợp lệ.