Khi bước vào ngưỡng cửa đại học có rất nhiều cái mới, lạ lẫm mà sinh viên lần đầu tiếp xúc. Nhiều sinh viên thường thắc mắc rằng ngồi trên giảng đường đại học có lâu không? Thông thường 1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng? Có thể rút ngắn kỳ học đại học không? Học tín chỉ bao nhiêu 1 học kỳ? Qua bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề về đại học nhé!
học kỳ đại học bao nhiêu tháng?
Việc biết trước được thời gian học tập của mình trong một kỳ thường có bao nhiêu tháng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quá trình học cũng như học phí phải nộp. Đặc biệt, biết trước thời gian này sẽ giúp bạn lên được kế hoạch học tập, tham gia các hoạt động, đi làm thêm…
Chính vì vậy, một học kỳ đại học thường sẽ có 15 tuần vớt 2 đến 3 lần thi cho một môn. Như thế thì thời gian sẽ kéo dài từ 4 đến 5 tháng cho một học kì tuỳ vào các điều kiện khách quan hay chủ quan nhà trường có thể điều chỉnh thời gian phù hợp.
Học phí cho một kỳ là bao nhiêu?
Đây là câu hỏi đang được nhiều sinh viên quan tâm. Chính mức học phí này mà nhiều sinh viên quyết định có nên đăng ký theo học ở ngành nghề, ngôi trường mình muốn đăng kí hay không. Tuỳ vào học phí của mỗi trường đưa ra, do đó sẽ có mức học phí khác nhau, dao động trong khoảng từ 300.000 đến 700.000/tín chỉ.
Sau đó, mức học phí sẽ được nhân cho số tín chỉ bạn sẽ đăng ký trong học kỳ đó. Ngoài ra, thì mức học phí trên 1 tín chỉ sẽ còn tăng thêm từng năm theo quyết định của trường bạn theo học.
Những lưu ý mà sinh viên nên biết
Câu hỏi 1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng là một trong những thông tin được sinh viên thắc mắc rất nhiều.. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm một số vấn đề trước khi bước chân vào ngưỡng cửa này.
Có nên tham gia các hoạt động ngoại khóa ở đại học không?
Ngoài thời gian học tập thì các hoạt động ngoại khóa cũng vô cùng quan trọng trong quãng đời sinh viên. Có rất nhiều sinh viên thắc mắc về việc có nên tham gia hoạt động ngoại khóa. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian, sở thích, lịch học.
Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp cho bạn thêm các trải nghiệm và kỹ năng mềm cho bản thân. Tuy nhiên, việc tham gia hoạt động ngoại khóa cần dựa trên các yếu tố về thời gian, lịch học phù hợp, tránh ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Tương tự với 1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng thì học phí cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Tại Việt Nam, học phí của các trường khác nhau tùy thuộc vào loại hình đào tạo và chương trình đào tạo.
Sau đây là bảng thống kê học phí của các trường đại học hàng đầu Việt Nam năm 2023:
Học phí của các trường đại học giao động hơn 20 triệu một năm
Số tín chỉ được đăng ký tại các trường đại học
Mỗi trường đại học có quy định riêng về số lượng tín chỉ cũng như 1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng. Số tín chỉ này có thể thay đổi dựa trên khả năng của sinh viên, yêu cầu của chương trình học, và quy định của trường.
Theo hầu hết các trường đại học tại Việt Nam, số tín chỉ tối đa được phép đăng ký một năm thường giao động trong khoảng từ 40 đến 45 tín chỉ. Tương đương mỗi kỳ sinh viên chỉ có thể đăng ký nhiều nhất là 30 tín chỉ.
Tuy nhiên, để biết thông tin chính xác về số tín chỉ, bạn nên tham khảo trực tiếp trang web của trường. Các trường sẽ có phòng quản lý đào tạo chuyên liên hệ và tư vấn chi tiết về học phần cho sinh viên.
Học tín chỉ bao nhiêu cho một kỳ học?
Bên cạnh 1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng, bạn cũng nên tìm hiểu về số tín chỉ tối thiểu trên kỳ. Theo như quy định của Bộ GD&ĐT thì mỗi sinh viên sẽ được đăng ký tối thiểu cho một học kỳ là:
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT không quy định số tín chỉ tối đa cần phải đăng ký cho một kỳ học. Tuy nhiên, để việc học được đảm bảo, không quá tải thì tốt nhất mỗi sinh viên cần phải đăng ký tối đa là 30 tín chỉ cho một kỳ là hợp lý.
Đồng thời, trong mỗi năm học sinh viên có thể đăng ký thêm tín chỉ trong học kỳ hè. Sinh viên có thể tận dụng khoảng thời gian này để có thể học vượt, học cải thiện học lại nếu kết quả học không được tốt.
Sinh viên học lại bao nhiêu tín chỉ bị hạ bằng?
Tại khoản 3 Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định:
Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
- Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
Theo quy định trên, sinh viên xếp loại giỏi hoặc xuất sắc khi học lại quá 5% tổng số tín chỉ thì bị hạ bằng.
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc về: Sinh viên học 1 năm bao nhiêu tín chỉ?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Sinh viên học 1 năm bao nhiêu tín chỉ?
Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường mức độ học tập của một hệ thống ECTS. Trong đó, 01 tín chỉ sẽ tương đương:
- 30 tiết thực hành và thí nghiệm hoặc là thảo luận;
- 60 giờ thực tập tại các cơ sở hoặc bằng 45 giờ sinh viên làm tiểu luận, làm bài tập lớn, đồ án hay khoá luận tốt nghiệp.
Theo Quy chế đào tạo trình độ đại học tại Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, hiện nay Việt Nam đang tổ chức đào tạo theo 02 phương thức: Đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ.
Trong đó, đào tạo theo tín chỉ là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo (khoản 2 Điều 3 Quy chế đào tạo trình độ đại học giải thích).
Hiện nay, không có quy định về việc sinh viên phải học 1 năm bao nhiêu tín chỉ. Thông thường các cơ sở đào tạo đại học theo tín chỉ tự quy định số tín chỉ tối thiểu và tối đa đối với sinh viên căn cứ vào khối lượng kiến thức và chương trình học của các ngành đào tạo.
Đa số các trường đại học cho phép sinh viên được đăng ký khoảng 10 - 30 tín chỉ/học kỳ.
Đánh giá, xử lý kết quả học tập theo tín chỉ như thế nào?
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ hoặc sau từng năm học, dựa trên kết quả các học phần nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo mà sinh viên đã học và có điểm theo các tiêu chí quy định tại Điều 10 Quy chế đào tạo đại học:
- Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học;
- Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học (số tín chỉ tích lũy), tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ;
- Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã học trong một học kỳ, trong một năm học hoặc tính từ đầu khóa học, tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.
Ngoài ra, Điều 11 Quy chế đào tạo đại học quy định về xử lý kết quả học tập theo tín chỉ như sau:
- Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện:
Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;
Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.
- Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp:
Theo quy định trên, sinh viên cần chú ý không để tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24, nếu không sẽ bị cảnh cáo học tập.
Sinh viên bị cảnh cáo học tập nhiều lần có thể sẽ bị cho thôi học.