Thiên văn học là một trong những môn khoa học ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người. Những dấu vết khởi đầu của ngành thiên văn có từ thời tiền sử. Qua quan sát chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, Mặt Trăng, con người đã tìm ra những thời điểm thay đổi của thời tiết. Vào cuối thời đại đồ đá (thiên niên kỷ 4 - 3 TCN), ở những nền văn minh cổ đại, quan sát bầu trời là công việc rất quan trọng của giới tăng lữ. Trước khi con người học được cách định vị trên Trái Đất và sáng tạo ra môn địa lý học, họ đã quan sát bầu trời và sản sinh ra những mô hình đầu tiên của nó. Thời điểm thiên văn học trở thành một môn khoa học theo cách nhìn nhận ngày nay đã diễn ra vào thế kỉ 16 nhờ công sức của Nicolaus Copernicus, kế tiếp là Galileo Galilei, Johannes Kepler, Isaac Newton. Một trong những tác nhân quan trọng nhất đối với cuộc cách mạng thiên văn học của Nicolaus Copernicus là phát minh kính viễn vọng.
Các tác phẩm nổi bật của nhà văn Thạch Lam
Đây là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Thạch Lam, thể hiện tình cảm chân quý nhưng thấm thía những khó khăn, cực khổ quẩn quanh trong cái nơi gọi là phố huyện nhưng nghèo đói trước cách mạng. Nội dung truyện thể hiện sự khát khao, mong ước được đổi đời của những đứa trẻ cơ cực.
Tuy cốt truyện đơn giản nhưng lại thể hiện tốt dòng tâm trạng cảm xúc, những nỗi niềm mong manh của nhân vật. Giọng văn như đang thủ thỉ, đậm chất trữ tình cùng với hình ảnh tương phản, thêm vào đó là ngôn ngữ đặc tả sinh động tâm trạng của con người và cảnh quan thiên nhiên. “Hai đứa trẻ” thể hiện niềm thương cảm, sự trân trọng bình dị và cả những ước mơ vô cùng nhỏ bé với cảnh đời nghèo khổ đang đeo bám họ từng ngày.
“Sợi tóc” là truyện ngắn của Thạch Lam mang tính nhân văn sâu sắc được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1942. Nội dung câu chuyện xoay quanh 2 trạng thái thiện và ác chỉ mong manh như một sợi tóc, nó rất dễ đứt nếu chúng ta không kiên định và có chủ kiến. Qua tác phẩm, tác giả muốn cho độc giả thấy những mặt khác của vấn đề, những cái nhìn toàn diện hơn về một sự kiện và thẳng thắn nêu lên mặt xấu xã hội.
Truyện được dựng lên bởi tình huống đơn giản nhưng giải quyết rất khó khăn bởi các nhân vật có nhiều nội tâm phức tạp. Điều đặc biệt ở đây, là tác phẩm không có cốt truyện, tác giả khai thác qua hình ảnh của nhân vật tên Thành, đi sâu vào nội tâm anh ta và chỉ dừng lại ở phần mờ mờ trong bóng tối. Độc giả có thể thấy, Thạch Lam rất tinh tế khi dẫn lối chúng ta đi tìm hiểu, khám phá tận cùng của sự lương tri.
Câu chuyện kể về hai chị em tên Sơn và Lan, sống trong gia đình có điều kiện. Mặc dù sinh ra ở gia đình khá giả, nhưng hai chị em chưa bao giờ khinh thường người nghèo, chúng luôn hoà đồng và gần gũi với những trẻ em nghèo xung quanh phố huyện. Khi thời tiết chuyển giao sang mùa đông, vào một lần ra chợ, Sơn và Lan thấy cô bé Hiên co ro bên đường với chiếc áo rách mỏng manh. Động lòng thương, hai chị em bèn thống nhất tặng Hiên chiếc áo bông cũ.
Chính tấm lòng cao cả yêu thương mọi người của Sơn và Lan đã ủ ấm những đứa trẻ nghèo trong mùa đông giá lạnh này. Câu chuyện tuy ngắn nhưng để lại cho độc giả biết bao dư âm về tình người thắm nồng và cao quý. Từ đó, giúp chúng ta biết ơn đến cuộc sống và trân trọng từng giây phút hạnh phúc.
“Dưới bóng hoàng lan” là một trong những tác phẩm của Thạch Lam mang tính đặc sắc nhất. Ngôi kể thứ nhất là tôi với cô hàng xóm thôn quê với tình yêu trong sáng và tinh khiết. Sau chuyến đi xa trở về nhà, 2 nhân vật đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp với nhau. Và, bóng cây hoàng lan chính là nơi chứng kiến nhiều nhất chuyện tình này. Đặc biệt, bóng hoàng lan còn là nơi lưu giữ kỉ niệm với những cuộc gặp gỡ, những ước mơ và cả những tấm lòng họ dành cho nhau.
Truyện tập trung vào nội dung chính đó là tình cảm với những câu văn đậm chất ngọt ngào và giản dị. Ngôn ngữ nhẹ nhàng chiếm lấy cảm tình người đọc. Tuy không có các tình tiết gay cấn nhưng cũng làm hấp dẫn bởi sự thơ mộng của nó.
Truyện ngắn “Cô hàng xén” của Thạch Lam bắt đầu bằng những câu thơ bình dị để nhà văn dẫn dắt chúng ta vào thế giới của cuộc sống đời thường của cô hàng xén thôn quê của Việt Nam. Nhân vật chính là cô Tâm, là một người đẹp người đẹp nết nhưng gánh nặng trên vai về gánh hàng xén và chồng con.
Qua tác phẩm, tác giả cho chúng ta thấy và cảm nhận được nỗi lo toan, cực khổ cả về vật chất lẫn tinh thần của cô. Đồng thời, Thạch Lam rất khéo léo khi lồng các yếu tố lãng mạn và hiện thực vào tác phẩm, giúp tâm hồn mình cảm thông, đồng cảm với số phận con người.
Đây là tập bút ký vô cùng nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam. “Hà Nội băm sáu phố phường” được tập hợp từ những bài viết được in trên báo sau khi tác giả qua đời. Điều này giống như nói lên nỗi lòng của ông về những trái tim luôn hướng về thủ đô thân yêu.
Có thể nói, tác phẩm như một cuốn áng văn đẹp đẽ thể hiện rất chân thực tấm lòng của nhà văn với Hà Nội. Phần lớn, nội dung đều viết về ẩm thực và các loại quà nơi đây. Qua đó, tác phẩm thể hiện được sự trân trọng về văn hoá và lịch sử thủ đô của Thạch Lam với giọng văn đầy tự hào.
“Nắng trong vườn” là một tác phẩm vô cùng tuyệt vời của nhà văn, mang một tâm trạng buồn man mác, tái hiện lại một thời kỳ đầy khó khăn của đất nước và số phận của những con người nghèo khổ.
Nội dung câu chuyện là tình cảm của các cô cậu thời niên thiếu 15, 16, 18 tuổi ở Hà Nội về đồn điền trồng sắn và trà ở quê chơi. Tại đây, họ đã có khoảnh khắc đáng nhớ tại miền quê mùa hè tràn ngập nắng này. Một tình yêu trong trẻo không vướng bụi trần, nhưng cuộc vui nào cũng sẽ tàn. Họ tạm biệt nhau để quay lại thủ đô để học tập. Cuộc tình giản dị nhưng không có duyên được Thạch Lam khám phá ra bằng ngòi bút tinh tế và thầm lặng, nghệ thuật khắc hoạ nhân vật rõ nét tạo ra cảm xúc nhẹ nhàng mà uyển chuyển.
Nhà văn Thạch Lam dành nhiều thời gian để viết về những người cùng khổ, nỗi niềm thương xót cho số phận hẩm hiu và ước mơ nhỏ nhoi của đứa trẻ thôn quê. Các tác phẩm của ông luôn thể hiện sự cảm thông về xã hội nhỏ bé, sự quý trọng cuộc sống mình cũng như trân trọng mọi người xung quanh.
Mời các bạn đọc các tác phẩm của nhà văn Thạch Lam tại https://waka.vn/search?keyword=th%E1%BA%A1ch%20lam&tab=book&page=1
Xuân tình là tác phẩm châm biếm và hài hước, thể hiện tài năng văn chương độc đáo của Ernest Hemingway. Ông chế giễu những khuôn mẫu văn học đương thời.
Câu chuyện xoay quanh Scripps O’Neil và Yogi Johnson, hai người gặp khó khăn trong việc tìm và duy trì mối quan hệ với phụ nữ, dù không ai thực sự tin vào tình yêu đích thực.
Scripps O’Neil, một nhà văn suy sụp sau khi bị vợ và con gái bỏ rơi, nhanh chóng kết thân với một nữ phục vụ, dẫn đến chuỗi ngày vật vã với trách nhiệm mới. Trong khi đó, Yogi Johnson, một cựu binh vô cảm với phụ nữ, không còn thấy phái đẹp hấp dẫn. Câu chuyện cao trào khi cả hai gặp một phụ nữ da đỏ quyến rũ, tạo nên sự đối lập thú vị với các mối quan hệ trước đó.
Tác phẩm phản ánh ảo tưởng và sự trống rỗng trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là giới văn chương. Hemingway mỉa mai những mong muốn hão huyền và vô nghĩa trong việc theo đuổi danh vọng. Với lối viết ngắn gọn, sắc bén và hội thoại chắt lọc, tác giả tạo nên câu chuyện vừa hài hước vừa thâm thúy.
Suy đồi và sụp đổ - Evelyn Waugh
Suy đồi và sụp đổ của Evelyn Waugh là tác phẩm châm biếm sâu sắc về sự bại hoại của xã hội thượng lưu Anh đầu thế kỷ 20.
Câu chuyện xoay quanh Paul Pennyfeather, một sinh viên thần học ngây thơ bị đuổi khỏi Đại học Oxford do trò đùa của Câu lạc bộ Bollinger. Cuộc đời Paul sau đó là chuỗi sự kiện bi hài, từ việc làm giáo viên tại một trường tư thục kỳ lạ ở xứ Wales đến mối quan hệ với góa phụ giàu có Margot Beste-Chetwynde.
Cuốn sách khắc họa sự trớ trêu trong cuộc sống, nơi giá trị đạo đức bị đảo lộn và sự ngây thơ bị kẻ trịch thượng lợi dụng. Qua nhân vật Paul, tác giả phản ánh sự bất lực của con người trước xã hội giả dối và thoái hóa.
Sự suy tàn của tầng lớp thượng lưu không chỉ làm mất đi giá trị truyền thống, mà còn là cú sa chân trong việc giữ gìn phẩm giá. Tác phẩm như một lời cảnh tỉnh hài hước, khiến người đọc suy ngẫm về giá trị đích thực trong cuộc sống.
Vầng trăng và sáu xu - W. Somerset Maugham
Vầng trăng và sáu xu kể về Charles Strickland, một nhà môi giới chứng khoán thành đạt ở London. Dù có cuộc sống hoàn hảo với gia đình, sự nghiệp vững vàng và sự trọng vọng của xã hội, Strickland đột ngột từ bỏ tất cả để theo đuổi đam mê vẽ tranh, một ước mơ ông chỉ mới khám phá muộn màng.
Nhà văn W. Somerset Maugham đưa độc giả khám phá cuộc sống của Strickland từ London đến Paris, nơi ông sống trong nghèo đói và bị khinh thường vì theo đuổi nghệ thuật. Dù gặp nhiều khó khăn và đau khổ, Strickland không từ bỏ đam mê của mình. Cuối cùng, ông đến Tahiti, nơi những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại ra đời nhưng phải trải qua sự cô đơn và bệnh tật, kết thúc cuộc đời trong đau khổ.
Tác phẩm phác họa sự mâu thuẫn giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lý tưởng cao đẹp và thực tế tàn nhẫn. Maugham khai thác sâu sắc ý tưởng về sự hy sinh cá nhân để đạt được mục tiêu sáng tạo và khám phá giá trị nghệ thuật.
Núi thần của Thomas Mann là một kiệt tác văn học phản ánh sâu sắc xung đột văn hóa và tư tưởng trước Thế chiến thứ I. Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh tại một viện điều dưỡng trên đỉnh núi ở Thụy Sĩ, nơi Hans Castorp, một kỹ sư trẻ, đến thăm người anh họ Joachim và bị cuốn vào một thế giới khác biệt hoàn toàn với cuộc sống hiện tại.
Thông qua hành trình của Castorp, tác giả dựng lên một bức tranh phức tạp về xã hội châu Âu đầu thế kỷ 20. Núi thần không chỉ kể về bệnh tật cơ thể mà còn biểu tượng cho sự suy đồi trong xã hội tư sản. Viện điều dưỡng trở thành nơi diễn ra những cuộc đối thoại triết học sâu sắc, với các nhân vật đại diện cho các luồng tư tưởng đối lập như chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa siêu hình, lý tưởng hoá sự sống và chấp nhận cái chết.
Cuốn tiểu thuyết cũng đặt câu hỏi về bản chất của thời gian, vừa là dòng chảy tuyến tính vừa là khái niệm linh hoạt thể hiện qua trải nghiệm và nhận thức của nhân vật chính.
Tác phẩm yêu cầu độc giả kiên nhẫn và suy ngẫm để thấu hiểu sâu sắc con người, thời đại và những giá trị vượt thời gian. Với ngòi bút tả thực mỉa mai, Mann tạo nên một tác phẩm sống động, kết nối sự sống và cái chết, ánh sáng và bóng tối, tạo nên một hành trình khám phá thú vị.
Chỉ một giữa một trăm ngàn người - Linni Ingemundsen
Chỉ một giữa một trăm ngàn người là tác phẩm đầy cảm xúc, khắc họa cuộc sống của tuổi thiếu niên qua góc nhìn của Sander, cậu bé mười lăm tuổi mắc căn bệnh hiếm gặp khiến cậu nhỏ bé hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Sander cảm thấy bị lu mờ trong một thế giới mà chiều cao thường đồng nghĩa với sự nổi bật. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Sander không chỉ là ngoại hình mà còn là khả năng nhận ra những điều nhỏ bé mà người khác bỏ qua, mang đến cho cậu một góc nhìn độc đáo về thế giới xung quanh.
Câu chuyện đi sâu vào những khó khăn tinh thần của Sander khi cảm thấy vô hình trong xã hội đề cao sự đồng nhất. Những quan sát tinh tế và hành động tử tế thầm lặng của cậu thể hiện chiều sâu của nhân cách, trái ngược với những mối bận tâm hời hợt của người xung quanh.
Tác phẩm khéo léo lột tả cuộc sống tuổi thiếu niên qua tình bạn, những rung động đầu đời và các cuộc chiến nội tâm mà nhiều bạn trẻ phải vượt qua trong hành trình tìm kiếm bản sắc.
Cuốn sách là một “món ăn tinh thần” không thể bỏ qua đối với bất kỳ ai cảm thấy lạc lõng hoặc thiếu sự quan tâm từ cộng đồng. Nó như một lời nhắc nhở rằng, những tiếng nói nhỏ bé nhất lại mang thông điệp sâu sắc nhất.
- Thời chúa Nguyễn, Long Hồ là dinh thuộc châu Định Viễn. Dinh Long Hồ rất rộng, bao trùm hầu như cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ngày nay: Từ Bến Tre, qua Trà Vinh, sang Sa Đéc, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau đến tận Hà Tiên thuộc Kiên Giang.
- Vào thời Gia Long, Long Hồ ngày nay thuộc huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Triều Minh Mạng, đất này thuộc tỉnh Vĩnh Long. Thời Pháp thuộc, Long Hồ thuộc hạt thanh tra Định Viễn, sau là hạt Vĩnh Long, đến ngày 1 tháng 1 năm 1900 thì thuộc tỉnh Vĩnh Long. Từ ngày 25 tháng 1 năm 1908, địa bàn huyện Long Hồ và thành phố Vĩnh Long ngày nay thuộc quận Long Châu, tỉnh Vĩnh Long.
- Ngày 9 tháng 2 năm 1917, quận Long Châu đổi thành quận Châu Thành. Ngày 11 tháng 8 năm 1942, trung tâm quận Châu Thành được tách ra thành lập làng tỉnh lỵ Long Châu. Sau 30 tháng 4 năm 1975, quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long đổi thành huyện Châu Thành Tây, tỉnh Cửu Long.
- Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Châu Thành Tây nhập với huyện Cái Nhum và 2 xã Hòa Hiệp, Hậu Lộc của huyện Tam Bình thành huyện Long Hồ; huyện lỵ đặt tại xã An Đức. Ngày 29 tháng 9 năm 1981, tách một số xã của huyện Long Hồ tham gia thành lập huyện Mang Thít, huyện Long Hồ còn lại 9 xã: An Bình, Bình Hòa Phước, Long Phước, Lộc Hòa, Tân Hạnh, Đồng Phú, An Đức, Phú Quới, Thanh Đức.
- Ngày 17 tháng 4 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ban hành Quyết định số 44/HĐBT về việc điều chỉnh lại địa giới hành chính, sáp nhập huyện Mang Thít vào huyện Long Hồ. Từ đó huyện Long Hồ có 18 xã: An Đức, Lộc Hòa, Long Phước, Phú Quới, Đồng Phú, An Bình, Bình Hòa Phước, Phước Hậu, Tân Hạnh, Thanh Đức, An Phước, Chánh Hội, Tân Long Hội, Nhơn Phú, Mỹ An, Hòa Tịnh, Bình Phước, Long Mỹ.
- Ngày 23 tháng 11 năm 1991, thành lập thị trấn Long Hồ trên cơ sở một phần đất của xã An Đức, xã Bình Phước và xã Long Phước. Cuối năm 1991, tỉnh Cửu Long tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, huyện Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long.
- Ngày 13 tháng 02 năm 1992, tách một số xã của huyện Long Hồ tái lập huyện Mang Thít. Huyện Long Hồ còn lại thị trấn Long Hồ và 10 xã: An Đức, Lộc Hòa, Long Phước, Phú Quới, Đồng Phú, An Bình, Bình Hòa Phước, Phước Hậu, Tân Hạnh, Thanh Đức.
- Ngày 01 tháng 8 năm 1994, giải thể xã An Đức, lập thêm các xã mới: Long An, Phú Đức, Hòa Ninh, Hòa Phú, Thạnh Quới. Huyện Long Hồ có Thị trấn Long Hồ và 14 xã: Long An, Phú Đức, An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh, Đồng Phú, Tân Hạnh, Thanh Đức, Phước Hậu, Lộc Hòa, Hòa Phú, Long Phước, Phú Quới, Thạnh Quới.
- Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.
- Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.
- Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)…
- Sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo. c. Giải thưởng
- Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Sơ đồ tư duy tác giả Thanh Tịnh:
- In trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941, thuộc thể loại hồi ký: ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường.
- Phần 1 (từ đầu… “trên ngọn núi”): Tâm trạng nao nức về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.
- Phần 2 (tiếp… “tôi cũng lấy làm lạ”): Khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí ngày khai trường.
- Phần 3 (phần còn lại) Cảm xúc nhân vật "tôi" khi vào lớp.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
Tái hiện tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ, kỉ niệm trong sáng tuổi học trò của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Tình huống truyện độc đáo: ngày đầu tiên đi học.
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Truyện cấu tạo theo dòng hồi tưởng: từ hiện tại nhớ về quá khứ.
- Hình ảnh được miêu tả đặc sắc, giàu sức gợi hình, gợi cảm.
- Giọng điệu trữ tình, trong sáng.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
Sơ đồ tư duy văn bản Tôi đi học: