Sau khi tư vấn ABC trình nộp báo cáo và chứng nhận, MRB Hà Nội sẽ trình hồ sơ chứng nhận an toàn hệ thống lên Cục Đường sắt (Bộ Giao thông vận tải) để thẩm định và chấp thuận. Cuối cùng, Hội đồng kiểm tra Nhà nước sẽ họp thông qua kết quả nghiệm thu để thống nhất đưa đoạn tuyến trên cao vào vận hành thương mại.

Khám phá các nhà ga trên cao tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội

Tên gọi chính thức của 8 nhà ga được đặt theo vị trí địa lý mà tuyến đi qua, gồm: Ga Nhổn, Ga Minh Khai, Ga Phú Diễn, Ga Cầu Diễn, Ga Lê Đức Thọ, Ga Đại học Quốc gia, Ga Chùa Hà, Ga Cầu Giấy. Không chỉ đáp ứng yêu cầu về công năng, kỹ thuật, mỗi nhà ga trên cao còn được thiết kế hình ảnh riêng để quảng bá, tôn vinh văn hóa của Thủ đô.

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), đoạn trên cao được vận hành từ Nhổn đến Cầu Giấy bao gồm 8 ga từ S1 đến S8, lần lượt là các ga: Nhổn, Minh Khai, Phú Diễn, Cầu Diễn, Lê Đức Thọ, Đại Học Quốc Gia, Chùa Hà, Cầu Giấy.

Trong 3 tháng đầu, đơn vị vận hành sẽ mở tuyến từ 5h30 để đón khách và kết thúc vào lúc 22h hàng ngày, tàu chạy đều đặn 10 phút/chuyến. Riêng ngày đầu tiên vận hành là ngày 8/8, tàu bắt đầu đón khách từ 8h.

Trong thời gian tiếp theo, tùy theo nhu cầu hành khách, đơn vị vận hành sẽ điều chỉnh cho phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến.

Trong 15 ngày đầu tuyến đi vào khai thác thương mại, toàn bộ hành khách được phục vụ miễn phí theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

Sau 15 ngày, giá vé tuyến metro Nhổn - Cầu Giấy được quy định là 8.000 đồng cho chặng đi một ga và 12.000 đồng/lượt đi cả tuyến. Vé ngày có giá là 24.000 đồng, có giá trị trong ngày và không hạn chế số lượt di chuyển.

Người dân cũng có thể mua vé tháng với giá 200.000 đồng/tháng, ưu tiên dành cho học sinh, sinh viên với mức 100.000 đồng/tháng. Nếu mua tập thể và không thuộc đối tượng ưu tiên, giá vé tháng là 140.000 đồng.

Thực hiện chính sách theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, vé được miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người cao tuổi trên 60 tuổi, người khuyết tật.

Theo Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội là tuyến đường hướng tâm, chạy từ khu vực ven thủ đô vào sâu trong nội thành. Dự án được kỳ vọng giúp giao thông Hà Nội giảm được áp lực phương tiện, ùn tắc, giảm áp lực cho các tuyến buýt cùng lộ trình.

Theo phương án tăng cường kết nối, trung chuyển hành khách bằng xe buýt được Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội hoàn thiện, dọc trục tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có 36 tuyến buýt đang hoạt động.

Trong đó, 33 tuyến trợ giá và 3 tuyến không trợ giá; hai điểm trung chuyển khách tại Cầu Giấy và Nhổn; 32 điểm dừng xe buýt với chiều Cầu Giấy - Nhổn, chiều Nhổn - Cầu Giấy có 16 điểm dừng.

Theo ghi nhận của phóng viên trong ngày đầu vận hành đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội mọi hoạt động đều diễn ra an toàn, trơn tru. Hành khách hồ hởi, vui mừng vì sau nhiều năm chờ đợi, ước mơ được đi trên chuyến tàu hiện đại, văn minh đã trở thành hiện thực.

Bên cạnh đó, hệ thống thang bộ và thang cuốn lên xuống đã được vệ sinh sạch sẽ, các lối chắn tạm trước đó đã được tháo bỏ tạo ra sự thông thoáng. Khu vực sảnh chờ được người dân đánh giá là rộng rãi, khách sử dụng vé miễn phí nên các thủ tục trong ngày đầu vận hành diễn ra khá nhanh và thuận tiện, không xảy ra tình trạng ùn tắc, chen lấn.

Có mặt trên chuyến tàu, bà Ngọc (trú tại Xuân Phương, Nam Từ Liêm) là một trong rất nhiều hành khách lớn tuổi trải nghiệm tàu điện trên cao trong ngày vận hành đầu tiên.

Bà hào hứng chia sẻ: "Nghe đài báo đưa tin rất nhiều về sự hiện đại và tiện nghi của tàu điện trên cao nhưng đến hôm nay mới tận mắt chứng kiến và trực tiếp trải nghiệm. Thế hệ của chúng tôi khi được đi trên những chuyến tàu như thế này mới thấy được sự đổi thay và phát triển của đất nước. Cảm giác vui mừng, phấn khích là tâm lý chung của các hành khách lớn tuổi giống như tôi".

Còn chị Mười (nhân viên văn phòng làm việc tại quận Cầu Giấy) cho rằng, đoạn trên cao của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đi vào hoạt động đã góp phần không nhỏ làm thay đổi bộ mặt giao thông của Hà Nội.

Theo chị Mười, chỗ làm ở quận Cầu Giấy nhưng chị thuê trọ ở Hoài Đức nên mỗi ngày đi làm chị cảm thấy khá áp lực và mệt mỏi khi qua các điểm ùn tắc. Nhất là những ngày mưa bão, việc phải di chuyển trên đường bằng xe máy là một điều khiến không ít phụ nữ ngán ngẩm. Vì vậy đối với chị, việc đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao đi vào hoạt động trở thành một kiện đáng ghi nhớ.

"Rất may mắn là chỗ làm và chỗ ở của tôi đều gần các ga lên xuống của tàu điện trên cao. Vì thế, từ nay tôi chính thức bước vào thời kỳ đi làm bằng phương tiện công cộng hiện đại, văn minh. Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao đi vào hoạt động mang lại niềm vui cho không chỉ riêng tôi mà với rất nhiều người", chị Mười chia sẻ.

Trong khi đó, anh Nam (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm) cùng con gái của mình đã có mặt từ sáng sớm tại ga Nhổn để trải nghiệm tàu điện trên cao.

Anh cho biết, dù nhà khá xa với các ga tàu, công việc và hàng trình đi lại cũng không nằm trên tuyến đường có tàu điện trên cao chạy qua. Tuy nhiên anh và con gái của mình muốn trải nghiệm và xem sự hiện đại, tiện nghi của tàu điện trên cao ra sao.

"Cảm giác ngồi tàu điện trên cao nó khác hoàn toàn với tàu hỏa mà tôi từng đi. Không chỉ hiện đại, sạch sẽ mà tàu điện trên cao vận hành khá êm, không có cảm giác say hoặc mệt mỏi. Khu nhà chờ thoáng đãng, mát mẻ.

Không những thế, khi ngồi tàu được ngắm thành phố Hà Nội từ trên cao chúng tôi cũng thấy được sự mới lạ và đổi thay của thủ đô. Từ sáng đến giờ tôi đã đi lại trên tàu được 2 vòng mà chưa thấy chán. Tối nay tôi sẽ gọi thêm vợ và con trai cùng đi để cả nhà cùng được trải nghiệm thêm một lần nữa", anh Nam hồ hởi.

Một số hình ảnh đáng chú ý khác được phóng viên ghi lại trong ngày đầu tiên vận hành tàu điện đoạn trên cao thuộc tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội:

Tạm dừng vận hành tuyến đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội

(PLVN) - Từ 5h30 đến 12h ngày 9/11, tuyến đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội sẽ tạm dừng khai thác, vận hành.

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) thông báo, tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao sẽ tạm dừng khai thác, vận hành trong sáng 9/11 để phục vụ công tác tổ chức lễ vận hành thương mại và gắn biển khánh thành công trình chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Thời gian tạm dừng vận hành bắt đầu từ 5h30 đến 12h ngày 9/11. Từ 12h cùng ngày, nhà ga tiếp tục phục vụ hành khách đi tàu.

Hanoi Metro đã thông báo trên hệ thống loa phát thanh trên tàu và tại các nhà ga dọc tuyến để hành khách nắm bắt thông tin.

Trước đó, ngày 8/8/2024, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao từ Nhổn đến ga S8 dài 8,5km chính thức vận hành thương mại phục vụ hành khách, đi qua 8 ga: Nhổn (S1); Minh Khai (S2); Phú Diễn (S3); Cầu Diễn (S4); Lê Đức Thọ (S5); Đại Học Quốc Gia (S6); Chùa Hà (S7); Cầu Giấy (S8). Đoạn tuyến ngầm (4 ga tiếp theo đến Ga Hà Nội) sẽ được vận hành vào cuối năm 2027.

Với thiết kế tối đa 80km/h, theo tính toán, tuyến có thể vận chuyển tối đa hơn 500.000 lượt hành khách/ngày đêm.

Giá vé tháng phổ thông là 200.000 đồng, vé ưu tiên giảm 50% cho hành khách là học sinh, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp; mua theo hình thức tập thể từ 30 người trở lên có giá 140.000 đồng. Vé ngày 24.000 đồng, có thể đi toàn tuyến trong ngày. Vé qua các ga dọc đường từ 8.000 - 12.000 đồng.

Dự kiến, tuyến đường sắt đô thị số Nhổn - ga Hà Nội sẽ được kéo dài, tiếp tục đi ngầm dưới phố Trần Hưng Đạo và xuống phía nam của TP Hà Nội tới Hoàng Mai, thêm 8km ngầm. Phần tuyến kéo dài này sẽ được hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ châu Âu là Cơ quan phát triển Pháp và Ngân hàng đầu tư châu Âu và Ngân hàng phát triển châu Á.

Chiều 7/8, đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thông tin: Đoạn trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy, tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn-ga Hà Nội, bao gồm 8 ga: Nhổn (S1); Minh Khai (S2); Phú Diễn (S3); Cầu Diễn (S4); Lê Đức Thọ (S5); Đại Học Quốc Gia (S6); Chùa Hà (S7); Cầu Giấy (S8).

Trong 3 tháng đầu vận hành tuyến, tàu chạy chuyến đầu tiên vào 5 giờ 30 phút sáng; chuyến cuối cùng trong ngày vào 22 giờ đêm. Tần suất chạy tàu là 10 phút/chuyến.

Riêng ngày đầu tiên (ngày 8/8) mở tuyến đầu tiên từ 8 giờ sáng. Trong thời gian tiếp theo, tùy theo nhu cầu hành khách, đơn vị vận hành sẽ điều chỉnh cho phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến.

Về giá vé, vé đi một ga là 8.000 đồng, vé đi cả tuyến là 12.000 đồng/lượt.

Vé ngày là 24.000 đồng, có giá trị trong một ngày và không hạn chế số lượt.

Vé tháng là 200.000 đồng/tháng.

Vé tháng dành cho học sinh, sinh viên là 100.000 đồng/tháng.

Vé tập thể giá 140.000 đồng/tháng, nếu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mua theo hình thức tập thể từ 30 người trở lên.

Thực hiện chính sách vé miễn phí các cho đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/07/2019 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, tàu Nhổn-ga Hà Nội miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người cao tuổi trên 60 tuổi, người khuyết tật.

Đặc biệt, trong 15 ngày đầu tuyến đi vào khai thác thương mại, toàn bộ hành khách được phục vụ miễn phí theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

Khi hoàn thành toàn bộ tuyến dài 12,5km, bao gồm cả đoạn trên cao và đoạn ngầm, tuyến đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội là tuyến đường hướng tâm, chạy từ khu vực ven Thủ đô vào sâu trong nội thành (ga Hà Nội), khi khai thác sẽ giúp giao thông Hà Nội giảm được áp lực phương tiện, ùn tắc, giảm áp lực cho các tuyến buýt cùng lộ trình.

Phương án tăng cường kết nối, trung chuyển hành khách bằng xe buýt cũng đã được Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội hoàn thiện.

Theo đó, dọc trục tuyến đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội có 36 tuyến buýt đang hoạt động.

Trong đó, có 33 tuyến trợ giá và 3 tuyến không trợ giá; 2 điểm trung chuyển khách tại Cầu Giấy và Nhổn; 32 điểm dừng xe buýt (chiều Cầu Giấy-Nhổn có 16 điểm dừng, chiều Nhổn-Cầu Giấy có 16 điểm dừng).

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội là tuyến đường sắt đô thị thứ hai của thành phố Hà Nội được đưa vào hoạt động, sau tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông được vận hành từ tháng 11 năm 2021.

Thành phố cần thiết phát hành trái phiếu huy động vốn làm metro, dần thay thế nguồn ODA, song lãi suất cần hấp dẫn thu hút người dân, theo chuyên gia.

Robot đào được 122 m đoạn ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội, toàn bộ thân máy dài hơn 100 m đã nằm trong hầm sâu gần 18 m dưới lòng phố Kim Mã.

Tòa nhà văn phòng The West tăng sức hút với doanh nghiệp và người lao động nhờ vị trí ngay chân ga Chùa Hà, tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội.

Hà NộiHàng chục bức tranh khổ lớn đa màu sắc, chủ đề được đặt tại các ga tàu Nhổn - ga Hà Nội, có tính biểu tượng, tăng không gian trải nghiệm cho hành khách.

Hà NộiMetro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao thu hút 390.000 lượt khách trong một tuần vận hành, gấp 2,3 lần so với tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Lợi nhuận bán niên của Hanoi Metro hơn 3 tỷ đồng, bằng 39% so với cùng kỳ năm ngoái do giá vốn tăng, lãi tiền gửi giảm.

Hàng nghìn người đổ về chật kín các nhà ga để nhận vé trải nghiệm miễn phí tàu điện trên cao Nhổn - ga Hà Nội dịp cuối tuần.

Thấy mạng xã hội liên tục chia sẻ hình ảnh vé vào cửa tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội có dập hình Khuê Văn Các, Phạm Trang tranh thủ đến check-in, trưa 8/8.

Hà NộiNgắm đường phố thủ đô qua cửa sổ tàu điện chạy trên cao, cựu chiến binh Hoàng Quang Chuẩn nói đã chờ đợi ngày được trải nghiệm tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội cả chục năm. ​​​

8h hôm nay, metro Nhổn - ga Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị thứ hai của Thủ đô bắt đầu vận hành thương mại đoạn trên cao sau 15 năm khởi công.

Giá vé đi một chặng là 8.000 đồng/lượt, cả tuyến 12.000 đồng/lượt, vé trong ngày không hạn chế số lượt 24.000 đồng và vé tháng 200.000 đồng.

Hà Nội8,5 km đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy đã hoàn thành lắp đặt và vận hành thử, sẵn sàng vận hành thương mại vào ngày 8/8.

Sáng 8/8, đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội sẽ được vận hành thương mại, miễn phí cho tất cả hành khách trải nghiệm trong 15 ngày đầu.

Hội đồng Kiểm tra Nhà nước đã chấp thuận kết quả nghiệm thu và thống nhất đưa đoạn trên cao metro Nhổn - ga Hà Nội vào vận hành thương mại.

Hai robot khoan hầm đường sắt Nhổn - ga Hà Nội có tốc độ đào 10-12 m mỗi ngày, đào so le cách nhau 200 m để tránh tác động lẫn nhau, hoàn thành 4 km trong 16 tháng.

Robot dài hơn 100 m, nặng khoảng 850 tấn bắt đầu đào ngầm 4 km đoạn từ khách sạn Daewoo đến trước ga Hà Nội với thời gian dự kiến 16 tháng.

Hà NamHàng nghìn tấm vỏ hầm sử dụng cho tuyến ngầm của dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, được sản xuất tại nhà máy ở Hà Nam, sau đó chuyển lên Hà Nội, đặt vào robot đào hầm để lắp thành các vòm dưới đất.

Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đã hoàn thành thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, đào tạo nhân sự và dự kiến đưa vào sử dụng đoạn trên cao vào cuối tháng 7.

Tàu cứu hộ, bảo dưỡng có thể kéo, đẩy tải trọng 150 tấn với độ dốc 1%, sẵn sàng cứu viện, xử lý các sự cố trên toàn tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội.

8,5 km đoạn trên cao từ depot Nhổn đến ga S8 (trước cổng Đại học Giao thông Vận tải) đã hoàn thành thi công, lắp đặt thiết bị và thử nghiệm tích hợp hệ thống.

8 nhà ga trên cao và depot Nhổn đã được công nhận kết quả nghiệm thu phòng cháy chữa cháy. 10 đoàn tàu được đăng kiểm và dán tem. Các thiết bị tại nhà ga và depot cũng được dán tem kiểm định theo quy định. Tư vấn Systra đã cấp Chứng chỉ nghiệm thu bàn giao hoàn thành (TOC) cho từng gói thầu.

Liên danh Tư vấn Apave Bureau Veritas - Certifer (Tư vấn ABC) đã hoàn thành đánh giá hiện trường, bao gồm việc khẳng định tính sẵn sàng của đơn vị vận hành và đang hoàn thiện báo cáo cuối cùng để cấp chứng nhận an toàn hệ thống, dự kiến vào ngày 10-7.