(Trích bài tùy bút của Thiếu Úy Tấn đăng trong tạp chí Phố Văn)***

Các Trường trong Liên trường Võ khoa

Tháng 10 năm 1961, các trường Chuyên môn được tách ra khỏi Liên trường Võ khoa Thủ Đức (ngoại trừ 3 Trường Bộ binh, Thiết giáp và Thể dục Quân sự).

Năm 1962, phù hiệu của Liên trường Võ khoa Thủ đức gồm ngọn lửa hồng bao quanh thanh kiếm bạc trong nền xanh và được ghi thêm phương châm Cư An Tư Nguy (Có nghĩa là muốn sống yên ổn thì phải nghĩ đến lúc hiểm nguy. Suy rộng ra: "Muốn Hòa bình phải chuẩn bị Chiến tranh") do sáng kiến của Đại tá Phan Đình Thứ (tự Lam Sơn) đương nhiệm Chỉ huy trưởng của trường.

Ngày 1 tháng 8 năm 1963, Trường lấy lại danh hiệu cũ lúc ban đầu là Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Năm 1964, Trường lãnh thêm nhiệm vụ đào tạo các cán bộ Đại đội trưởng và Tiểu đoàn trưởng (theo chương trình học, khi mãn khóa được cấp văn bằng tốt nghiệp Đại đội trưởng hoặc Bộ binh Cao cấp). Cũng kể từ năm này các thí sinh muốn trúng tuyển vào học sĩ quan trừ bị phải có văn bằng Tú tài 1 trở lên hoặc chứng chỉ tương đương. Ngày 1 tháng 7/ năm 1964 Trường được cải danh thành Trường Bộ binh Thủ Đức

Trường đào tạo từ khóa 1 (1951) đến khóa 27 theo thứ tự từng năm nhưng khi chiến cuộc leo thang, nhu cầu đòi hỏi nhiều sĩ quan khiến số khóa tăng lên từ 2 khóa mỗi năm. Kể từ năm 1968 trở đi thì mỗi khóa được gọi là "1/68", "2/68", "1/69", "2/69"...[1].

Trong khuôn viên Trường có một đài tưởng niệm gọi là Trung nghĩa Đài ghi bốn chữ "Tổ quốc ghi ơn."[2] Kể từ năm 1968 công việc đào tạo sĩ quan trừ bị của Trường Thủ Đức được bổ túc bởi Trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, thường gọi là Trường Đồng Đế ở Nha Trang.[3]

Cuối năm 1973, Trường Bộ binh Thủ Đức được lệnh di chuyển về Huấn khu Long Thành. Đến giữa tháng 4 năm 1975 lại di chuyển về Thủ Đức.

Trường Bộ binh Thủ Đức giải thể vào năm 1975, khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Trong thời gian hoạt động 1951-1975, Trường Thủ Đức đã đào tạo hơn 80.000 sĩ quan trong đó khoảng 4.000 sĩ quan đặc biệt.[4]

Cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định tại  Điều 3 Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cụ thể bao gồm:

10. Cục Quan hệ lao động và Tiền lương.

11. Cục Quản lý Lao động ngoài nước.

16. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.

17. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

18. Viện Khoa học Lao động và Xã hội.

20. Tạp chí Lao động và Xã hội.

21. Tạp chí Gia đình và Trẻ em.

23. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội.

Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 17 Điều này là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ khoản 18 đến khoản 23 Điều này là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng, đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị khác thuộc bộ theo quy định của pháp luật.

Vụ Tổ chức cán bộ có 03 phòng. Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính có 04 phòng. Thanh tra có 07 phòng. Văn phòng có 10 phòng.

Cục Quan hệ lao động và Tiền lương; Cục Bảo trợ xã hội; Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có 05 phòng. Cục Việc làm; Cục An toàn lao động; Cục Trẻ em có 06 phòng. Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Cục Người có công có 07 phòng.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 14/2017/NĐ-CP.

Trụ sở Liên cơ quan Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đảm bảo đồng bộ và hiện đại

Dự án trụ sở Liên cơ quan Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (số 37 Nguyễn Bỉnh Khiểm), được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ làm chủ đầu tư công trình và trực tiếp quản lý dự án.

Theo đó, công trình có quy mô xây dựng bao gồm: khối nhà làm việc xây mới cao 8 tầng nổi hợp khối với khối nhà hiện trạng cao 8 tầng; chiều cao xây dựng khoảng 33,7m. Tổng diện tích xây dựng 1,862m2, trong đó diện tích xây mới 1.568m2, diện tích cải tạo 294m2 (nhà 8 tầng cải tạo). Tổng diện tích sàn xây dựng 18.446m2, trong đó sàn tầng hầm 4.136m2, sàn xây mới 11.958m2, sàn cải tạo 2.352m2 (nhà 8 tầng cải tạo).

Tầng hầm cao 2 tầng, sâu 7,3m; tầng 1 và tầng 2 cao 4,3m; tầng 3 cao 3,6m; tầng 4 đến tầng 7 cao 3,6m; tầng 8 cao 3,4m; tầng kỹ thuật cao 3,0m. Giao thông đứng trong công trình có tổng cộng 04 thang bộ và 03 thang máy… Dự án có tổng mức đầu tư là 485 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước, dự kiến công trình sẽ được hoàn thành vào năm 2023.

Mục tiêu chính của dự án là đầu tư xây dựng mới, nâng cấp toàn diện và hợp khối trụ sở Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tại số 37B Nguyễn Bỉnh Khiêm với số 37A liền kề. Qua đó, kịp thời đáp ứng nhu cầu và điều kiện làm việc chung ổn định, lâu dài của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; nhằm quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả, chất lượng cơ sở vật chất, tài sản của Nhà nước đã được giao, góp phần chỉnh trang cảnh quan, văn minh đô thị.

Được biết, ngay sau khi có Quyết định giao làm chủ đầu tư công trình, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ đã lựa chọn nhà thầu thi công có đủ năng lực và kinh nghiệm; thuê tư vấn độc lập thẩm tra biện pháp thi công của nhà thầu (đặc biệt đối với biện pháp thi công phần ngầm), đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho công trình và công trình lân cận. Đồng thời, yêu cầu nhà thầu có biện pháp thi công đảm bảo vệ sinh môi trường; tổ chức lập hệ thống quan trắc biến dạng cho công trình và công trình lân cận trong suốt quá trình thi công xây dựng để có biện pháp xử lý kịp thời khi cần thiết; khảo sát kỹ các công trình ngầm và nổi trong khu vực để có phương án xử lý theo quy định.

Trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, Ban Quản lý dự án cũng đã tiến hành rà soát, kiểm soát các khối lượng, đơn giá tạm tính và sử dụng các chi phí phù hợp với hình thức giá hợp đồng, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm; tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán “chi phí phục vụ thi công xây dựng” làm căn cứ quản lý, giám sát, nghiệm thu, thanh toán thực tế theo đúng quy định.

Dự án được khởi công quý I năm 2021, tính đến thời điểm hiện tại, đã thi công xong tường vây, cọc đại trà và đang chống văng, đào đất thi công phần ngầm và đạt yêu cầu về quản lý chất lượng. Giá trị khối lượng thực hiện theo tiến độ thực hiện hợp đồng là hơn 57,488 tỷ đồng; tổng giá trị giải ngân năm 2021 đến nay là trên 126,038 tỷ đồng... Công trình hiện đang được đơn vị thi công xây dựng đảm bảo đúng tiến độ dự án phê duyệt, đáp ứng yêu cầu kế hoạch đề ra.

Đáp ứng yêu cầu điều hành tập trung

Trước đây, nơi làm việc của một số đơn vị quản lý Nhà nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phân bổ tản mát ở nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội, dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ.

Ví dụ như Cục Người có công (là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực người có công trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật) được bố trí địa điểm làm việc tại số 139 Nguyễn Thái Học, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Địa điểm này cũng là nơi làm việc chung cùng với 03 đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.

Đối với Cục Bảo trợ Xã hội (đơn vị có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật) được bố trí địa điểm làm việc chung với một số đơn vị quản lý Nhà nước và đơn sự nghiệp thuộc Bộ tại số 35 Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).

Còn địa điểm làm việc của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (đơn vị có nhiệm vụ và quyền hạn là giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và các đề án, dự án về giáo dục nghề nghiệp) được bố trí tại số 37B Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Sau khi Tòa nhà làm việc Liên cơ quan Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ở lô D25, số 3, ngõ 7, phố Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội hoàn thành và đưa vào sử dụng, một số đơn vị quản lý Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ được bố trí, sắp xếp nơi làm việc tại đây.

Năm 2017, trụ sở cũ của Bộ Nội vụ ở số 37 Nguyễn Bình Khiêm được chuyển giao cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sử dụng, sắp xếp một số cơ quan về đây, như: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Người có công, Cục Bảo trợ Xã hội… Sau một thời gian dài sử dụng, nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động của các đơn vị quản lý Nhà nước của Bộ.

Theo đánh giá, trụ sở Liên cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội tại số 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những công trình trụ sở quan trọng của Bộ. Sau khi được đầu tư, nâng cấp và sắp xếp lại địa điểm làm việc cho các đơn vị, Bộ sẽ có đủ tiện ích, trang thiết bị đồng bộ để đảm bảo điều kiện làm việc ổn định, lâu dài cho các đơn vị quản lý Nhà nước thuộc Bộ.

Công trình có hình thức kiến trúc đồng bộ, đảm bảo hài hòa, phù hợp với các công trình lân cận đã được thiết kế và xây dựng. Hình thức mặt đứng trang nghiêm nhưng thân thiện với các mảng khối đơn giản, vật liệu đặc trưng đóng góp hiệu quả vào tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong khu vực.

Mặt bằng các khu vực chức năng được thiết kế hợp lý về công năng, thuận tiện khi sử dụng, có tính toán đến sự phù hợp về kích thước của các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công việc của cán bộ, nhân viên trong cơ quan. Giao thông đi lại đảm bảo bố trí mạch lạc, thuận tiện và có sự liên hệ giữa các khu vực... Đồng thời, đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người sử dụng; có giải pháp hợp lý để tiết kiệm năng lượng, ưu tiên sử dụng thông gió, ánh sáng tự nhiên, đảm bảo yêu cầu cách âm, cách nhiệt...

Đặc biệt, công trình có hình thức kiến trúc đẹp, hiện đại, bền vững, đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ trong thời gian dài, vừa tạo vẻ trang nghiêm đúng với tính chất làm việc của các đơn vị thuộc cơ quan quản lý Nhà nước.

Bên cạnh đó, trụ sở chính tại số 12 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm và trụ sở Liên cơ quan tại số 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng khá gần nhau. Đáp ứng yêu cầu về mặt quản lý, chỉ đạo, điều hành tập trung, ổn định lâu dài, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước, khai thác sử dụng đất hợp lý, phù hợp với quy hoạch chung của thành phố Hà Nội…

Như vậy, cùng với trụ sở chính của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại số 12 Ngô Quyền dành cho cơ quan Bộ, trụ sở tại số 35 Trần Phú dành cho Cục Trẻ em, Khu D25 dành cho các đơn vị sự nghiệp. Khi hoàn thiện trụ sở tại 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm dành cho khối quản lý Nhà nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ cơ bản hoàn thành được hệ thống trụ sở làm việc cho các cơ quan của Bộ tại Hà Nội.

Do sắc lệnh của Quốc Trưởng Bảo Đại ký ngày 15 tháng 7 năm 1951, kêu gọi tổng động viên: Thanh niên tuổi từ 18 đến 28 đều phải nhập ngũ. Những người có bằng từ Cao đẳng Tiểu học trở lên sẽ nhập học khóa sĩ quan trừ bị.

Vào thời điểm này Chính phủ Quốc gia Việt Nam tổ chức 2 vị trí để thành lập Trường sĩ quan trừ bị: miền Bắc lập trường tại Nam Định gọi là Trường sĩ quan trừ bị Nam Định và miền Nam lập tại Thủ Đức gọi là Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức (trường Thủ Đức được xây dựng trên đồi Tăng Nhơn Phú, xã Linh Xuân Thôn, Quận Thủ Đức, Tỉnh Gia Định, Hiện nay là phân hiệu trường ĐH GTVT cơ sở 2). Cả hai trường đều tuyển sinh và khai giảng khóa học đầu tiên cùng thời gian: 1 tháng 10 năm 1951. Khóa 1 Nam Định mang tên Lê Lợi và khóa 1 Thủ Đức mang tên Lê Văn Duyệt.

Qua năm 1952, trường Nam Định được lệnh giải tán và sáp nhập vào với trường Thủ Đức. Cũng từ thời điểm này, thí sinh trên toàn Quốc gia nhập ngũ vào sĩ quan trừ bị đều vào học tại Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Khóa 2 được khai giảng vào ngày 15 tháng 10 năm 1952.

Từ khóa 1 đến khóa 5, tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu uý, trường hợp thi tốt nghiệp với số điểm thấp hơn quy định thì ra trường mang cấp bậc Chuẩn úy hoặc Trung sĩ (hạ sĩ quan). Thiếu úy sau 2 năm được đương nhiên thăng cấp Trung úy và Chuẩn úy sau 18 tháng được thăng cấp Thiếu úy.

Từ khóa 6, khóa sinh tốt nghiệp chỉ mang cấp bậc Chuẩn úy. Sĩ quan xuất thân từ khóa này trở về sau, không được áp dụng tiêu chuẩn lên cấp tướng. Cho nên, sau này chỉ thấy cấp cao nhất là cấp Đại tá (Ngoại trừ trường hợp được xét chuyển qua ngạch hiện dịch sẽ được hưởng quy chế lên tướng. Ngoài ra, các quân nhân xuất thân từ trường Thiếu sinh quân và 4 khóa sĩ quan hiện dịch đặc biệt thụ huấn ở Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế các năm từ 1959-1963 cũng được hưởng quy chế này).

Đầu tháng 2 năm 1955, Trường gián đoạn tuyển sinh và đào tạo sĩ quan trừ bị do ảnh hưởng của Hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 trong điều khoản giảm trừ quân bị. Cuối tháng 2 năm 1957, Trường tái hoạt động và được cải danh thành Liên trường Võ khoa Thủ Đức.